Đạm Hà Bắc vẫn “quay cuồng” cùng đống nợ

Nguyễn Việt 15/01/2019 11:30

Đạm Hà Bắc tiếp tục ghi nhận lỗ 340 tỷ đồng trong năm 2018, dù đã giảm được 44% so với với năm 2017.

Đạm Hà Bắc vẫn là một bức tranh ảm đạm về thua lỗ.

Đạm Hà Bắc vẫn là một bức tranh ảm đạm của ngành phân bón.

Từng được kỳ vọng trở thành một "thế lực" của ngành phân bón, nhưng Đạm Hà Bắc lại luôn bị rơi vào trạng thái “lỗ ròng” kể từ khi công ty này thực hiện dự án cải tạo, mở rộng nhà máy có tổng mức đầu tư khoảng 568,6 triệu USD (tương đương 10.122 tỷ đồng). Trong số này, vốn vay của các ngân hàng trong nước là hơn 8.000 tỷ đồng, vốn tự có là 1.800 tỷ đồng. Nguyên nhân Đạm Hà Bắc tiếp tục thua lỗ 340 tỷ đồng là do chi phí lãi vay lớn, dẫn đến ăn mòn vào vốn góp chủ sở hữu.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinachem đang ôm 4 “cục nợ”

    Vinachem đang ôm 4 “cục nợ”

    11:30, 20/08/2018

  • Vinachem: Nợ 310 tỷ đồng, trả 50 triệu đồng

    Vinachem: Nợ 310 tỷ đồng, trả 50 triệu đồng

    17:07, 11/08/2018

  • Vinachem đã qua “cửa tử”?

    Vinachem đã qua “cửa tử”?

    05:30, 08/08/2018

  • Vinachem lại xin “khoanh nợ”

    Vinachem lại xin “khoanh nợ”

    00:45, 24/06/2018

  • Thanh tra Chính phủ

    Thanh tra Chính phủ "sờ" đến Vinachem

    06:00, 10/06/2018

Theo lý giải của Đạm Hà Bắc, nguyên nhân lỗ là do nguyên liệu chính cho sản xuất là than đã tăng mạnh khiến chi phí đầu vào của công ty tăng lên hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm đầu ra cũng chịu áp lực lớn. Bởi Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau sản xuất phân ure từ khí, trong khi giá khí từ năm 2015 giảm mạnh đến 50%. Vì thế các doanh nghiệp này giảm giá bán để cạnh tranh, theo đó Đạm Hà Bắc cũng phải giảm giá bán sản phẩm, gây ra thua lỗ càng lớn hơn.

Thêm nguyên nhân nữa khiến Đạm Hà Bắc thua lỗ là do dự án mở rộng nhà máy mới đi vào hoạt động nên áp lực về chi phí lãi vay bị phân bổ và trích khấu hao cao.

Tuy nhiên, từng chia sẻ về thực trạng Đạm Hà Bắc sau khi mở rộng thì liên tục thua lỗ, PGS.TS Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng, quy hoạch của chúng ta luôn có vấn đề. Đó là thiếu tính lâu dài, không đáng tin cậy và không có nhiều ý nghĩa. 

Ông Nam thẳng thắn, với những dự án sử dụng tiền ngân sách và do doanh nghiệp nhà nước đứng ra đầu tư không ít thì nhiều thường thiếu chiến lược nên không hiệu quả, tình trạng thua lỗ, trì trệ kéo dài khiến dư luận bức xúc. Đơn giản vì do đây là tiền của nhà nước nên việc theo dõi, giám sát chưa thật sự chặt chẽ. 

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng bày tỏ, quản lý rủi ro tại các DNNN chưa được quan tâm, thậm chí bị “bỏ quên”. Trong khi đó ở khối doanh nghiệp tư nhân, quản lý rủi ro là yếu tố tiên quyết. "Sở dĩ như vậy bởi doanh nghiệp nhà nước làm việc theo tư duy lời thì ăn, lỗ thì Nhà nước chịu, nên rủi ro không phải là vấn đề lớn với họ", bà Lan nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đạm Hà Bắc vẫn “quay cuồng” cùng đống nợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO