Vì đâu Vinachem vẫn "chôn chân" tại liên doanh IRV?

Nha Trang 04/09/2019 00:31

Đại diện Vinachem cho biết, do gặp phải vướng mắc về việc điều chỉnh Hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của IRV nên chưa thực hiện được thoái vốn.

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mới đây có văn bản gửi Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xin ý kiến chỉ đạo khi thực hiện thoái vốn tại Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam (IRV).

n

Do gặp phải vướng mắc về việc điều chỉnh Hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của IRV nên Vinachem chưa thực hiện được thoái vốn.

Văn bản do ông Lê Ngọc Quang, Phó tổng giám đốc Vinachem ký trình. Theo nội dung văn bản, ngày 12/6/2019, Vinachem đã có văn bản về việc đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, có ý kiến chỉ đạo về kết quả xác định giá trị phần vốn và giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của Tập đoàn tại IRV.

Tuy nhiên đến nay, ông Quang cho biết Vinachem vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể từ phía Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trước đó, hồi tháng 3/2019, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) đã phát hành báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn của Tập đoàn và giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của Vinachem tại IRV.

Theo đó, tại báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn của Tập đoàn nêu trên, VAE đã lưu ý đến nội dung tiền thuê đất.

Cụ thể, đối với tiền thuê đất (diện tích hơn 39 nghìn m2 tại huyện Mê Linh, Hà Nội), công ty cao su Sao Vàng có trách nhiệm ký nhận nợ với Cục Tài chính doanh nghiệp.

Năm 1997, Công ty Cao su Sao Vàng (công ty thành viên của Vinachem) góp vốn cùng với các thành viên nước ngoài thành lập IRV với số vốn điều lệ là 12.500.000 USD, trong đó Sao Vàng góp 3.000.000 USD (24% vốn điều lệ).

Công ty Cao su Sao Vàng chưa thực hiện ghi nhận nợ số vốn đã góp bằng tiền thuê đất với Cục Tài chính doanh nghiệp. Vinachem có trách nhiệm rà soát, đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước (nếu có) liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất đã góp vốn theo quy định.

Cũng theo VAE, đến thời điểm thẩm định giá, Vinachem chưa thực hiện việc điều chỉnh lại chủ thể của Hợp đồng thuê đất ký ngày 28/01/1997 (Chủ thể đang là Công ty Cao su Sao Vàng).

Có thể bạn quan tâm

  • Vinachem thoái vốn thành công khỏi 3 công ty, thu về 213 tỷ đồng

    Vinachem thoái vốn thành công khỏi 3 công ty, thu về 213 tỷ đồng

    00:46, 11/07/2019

  • Cổ phiếu

    Cổ phiếu "trà đá" DIC được Vinachem chào bán gấp 40 lần

    08:00, 15/06/2019

  • Thoái vốn Vinachem tại SRC đã được dàn xếp như thế nào?

    Thoái vốn Vinachem tại SRC đã được dàn xếp như thế nào?

    11:30, 07/06/2019

  • Vinachem vẫn

    Vinachem vẫn "lừng khừng" thoái vốn

    11:30, 27/05/2019

Công ty Cao su Inoue Việt Nam không phải trả một khoản phí hoặc tiền thuê đất nào. Hết thời hạn liên doanh, nếu tiếp tục kéo dài thời hạn liên doanh và đã hoàn thành công tác thoái vốn thì Cao su Inoue Việt Nam sẽ thực hiện thuê đất theo quy định.

Trường hợp sau thời điểm chuyển nhượng vốn của Vinachem, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam phải làm thủ tục thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì sẽ ảnh hưởng tương ứng đến giá trị doanh nghiệp và giá khởi điểm.

Đại diện Vinachem cho biết, do gặp phải vướng mắc về việc điều chỉnh Hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của IRV nên chưa thực hiện được thoái vốn.

Liên quan đến vấn đề này, hồi tháng 3/2019, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị Vinachem rà soát lại các thủ tục liên quan đến khu đất (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất…) và các thủ tục khác (như việc nhận nợ, tiền thu sử dụng vốn vào ngân sách nhà nước) và làm việc với các cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện thoái vốn.

Tuy nhiên, theo đại diện Vinachem, Bộ Tài chính lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ tài chính khi tập đoàn chuyển nhượng vốn tại IRV.

Từ những vướng mắc trên, Vinachem đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, có ý kiến chỉ đạo về kết quả xác định giá trị phần vốn của tập đoàn này và giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của tập đoàn tại IRV tại các tài liệu của VAE.

Theo tìm hiểu, IRV được thành lập năm 1997. Trong đó, bên nước ngoài góp 76% vốn, gồm các đối tác: Asian Inoue Rubber Pte. Ltd; noue Rubber (Thailand) Public Co., Ltd; Inoue Rubber Singapore Pte. Ltd; Bridgestone Corporation. Bên Việt Nam là Vinachem góp: 24% vốn.

Công ty có trụ sở chính đặt tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với diện tích trên 4 ha. Theo giới thiệu trên website, đây là liên doanh cuối cùng của Công ty cao su INOUE Nhật Bản tại khu vực châu Á trong thế kỷ 20.

Nha Trang