"Cơn ác mộng" của ngành hàng không chưa dứt

Nha Trang 07/04/2020 11:08

Với tác động tiêu cực của COVID-19, ước tính thiệt hại về doanh thu của các hãng hàng không lên tới 65.000 tỷ đồng, con số này có thể sẽ chưa dừng lại.

Các chuyên gia phân tích từ Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, các tác động tiêu cực của COVID-19 tới ngành du lịch và hàng không của Việt Nam đang dần hiện rõ sau khi các số liệu được công bố.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượt khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đã sụt giảm lần lượt 12% và 70% so với cùng kỳ từ tháng 2-3/2020. Trong đó, lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giảm lần lượt 21% và 66% so cùng kỳ từ tháng 2-3/2020.

Với tác động tiêu cực của COVID-19, ước tính thiệt hại về doanh thu của các hãng hàng không lên tới 65.000 tỷ đồng, con số này có thể sẽ chưa dừng lại.

Với tác động tiêu cực của COVID-19, ước tính thiệt hại về doanh thu của các hãng hàng không lên tới 65.000 tỷ đồng, con số này có thể sẽ chưa dừng lại.

Còn theo thống kê của Cục hàng không Việt Nam, tổng lượt khách quốc tế qua các cảng hàng không của Việt Nam đã giảm 30% so cùng kỳ trong tháng 2/2020 và 70% so cùng kỳ trong tháng 3/2020.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng gây ra tâm lý lo ngại khi di chuyển bằng đường hàng không của người dân trong nước và bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt tới tổng lượt hành khách hàng không nội địa trong tháng 3/2020 với mức giảm 25% so cùng kỳ, sau khi đi ngang so với cùng kỳ trong tháng 2/2020.

Trong bối cảnh nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không xuống thấp cùng với các quy định cấm bay, các hãng hàng không Việt Nam đã cắt giảm 25,6% tổng số chuyến bay so với cùng kỳ trong giai đoạn 19/2-18/3/2020.

Cùng với đó, khoảng 90% đội tàu bay của Việt Nam đang phải nằm sân đỗ dài hạn, theo số liệu của flightradar24 tại ngày 31/3/2020, tương đương gần 200 máy bay nằm đỗ lâu hơn một ngày tập trung tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

Có thể nhận thấy các ảnh hưởng tiêu cực tăng dần theo sự siết chặt của các biện pháp hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch bệnh lây lan ra toàn cầu.

Theo đó, đối với thị trường quốc tế, các biện pháp này bao gồm: ngừng khai thác các chuyến bay từ/tới các quốc gia như Trung Quốc (bắt đầu từ tháng 2); Hàn Quốc (bắt đầu từ tháng 3); dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài (gồm cả người Việt Nam có hộ chiếu nước ngoài) đến từ Anh và 26 quốc gia châu Âu thuộc khối Schengen hoặc đã đi qua các nước này trong vòng 14 ngày (bắt đầu từ giữa tháng 3); sau đó là dừng nhập cảnh với tất cả các công dân nước ngoài (từ 22/3/2020).

Với thị trường nội địa, từ ngày 30/3 đến ngày 15/4, các hãng hàng không Việt Nam cũng đã được chỉ đạo chỉ được khai thác một chuyến/ngày trên năm đường bay trục Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Phú Quốc; các đường bay nội địa khác tạm dừng khai thác.

VDSC đánh giá, các chính sách trên cũng khiến cho các hãng hàng không khó có thể nâng hệ số tải của mình bằng các giải pháp kích cầu thông qua giảm giá vé trong thời gian gần đây.

Nhìn chung, không chỉ lượng khách quốc tế bị ảnh hưởng, sản lượng hành khách hàng không của thị trường nội địa chắc chắn sẽ sụt giảm nặng nề hơn kể từ tháng 4 trở đi.

Ước tính thiệt hại tới doanh thu của các hãng hàng không đã điều chỉnh tăng từ mức 10.000 tỷ đồng (sau khi dừng các đường bay tới Trung Quốc) lên 25.000 tỷ đồng trước đó (cuối tháng 2 khi dịch bệnh bùng phát mạnh ngoài Trung Quốc),  khoảng hơn 30.000 tỷ đồng (giữa tháng 3) và gần đây nhất là có thể lên tới 65.000 tỷ đồng.

“Ước tính này được đưa ra trước khi lệnh dừng nhập cảnh với người nước ngoài được ra. Điều này có có nghĩa là thiệt hại sẽ còn lớn hơn so với mức trên khi càng có thêm nhiều chuyến bay quốc tế lẫn nội địa bị cắt giảm trong thời gian tới” - VDSC lưu ý.

Chuyên gia phân tích của VDSC cho biết, thị trường hàng không thường mất khoảng 6-7 tháng để phục hồi về mức trước khi dịch bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, IATA dự báo ngành hàng không sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để có thể phục hồi từ các tác động của COVID-19 do có sự khác nhau trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở các nơi khác nhau trên thế giới và, quan trọng hơn là, suy thoái toàn cầu sẽ tác động tới nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngay cả khi các lệnh hạn chế di chuyển được dỡ bỏ.

Điều này rất có thể sẽ đúng với Việt Nam khi mà nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19 cũng là thị trường khách du lịch chính của Việt Nam.

Do đó, VDSC kỳ vọng, thị trường hàng không sẽ bắt đầu hồi phục chậm, thay vì hồi phục theo đáy chữ V, sau khi dịch bệnh có dấu hiệu đạt đỉnh, nhiều khả năng trong vòng 1-2 tháng tới.

Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, hiện nay các “kịch bản” ứng phó với COVIF-19 được xây dựng trước đây gần như đều bị “phá sản”.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến ngành hàng không không thể đưa ra các dự báo về sản lượng khai thác trong năm 2020. Trước các thiệt hại mà các doanh nghiệp hàng không tư nhân đang phải đối diện, đại diện Cục Hàng không thậm chí còn đưa ra mức cảnh báo cao nhất về khả năng phá sản.

Phân tích về những khó khăn chồng chất liên tục đối với ngành, đại diện Cục Hàng không cho rằng, việc chỉ duy trì một số ít đường bay trọng điểm và mỗi hãng chỉ khai thác 1 chuyến bay/ngày đã khiến các hãng bay gần như kiệt quệ.

"Trước đó là việc dừng khai thác mạng bay quốc tế. Đến nay là chủ trương "hạn chế tối đa" các chặng bay nội địa. Chúng tôi lo ngại sẽ có hãng không trụ được", đại diện Cục Hàng không cho biết.

Được biết, các hãng hàng không đã có báo cáo gửi Cục Hàng không về tình hình hiện tại. Cục Hàng không đang tổng hợp để xem xét, báo cáo tới các cấp có thẩm quyền.

Dù ghi nhận những khó khăn mà các hãng hàng không đang gánh chịu, tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Hàng không, việc phòng, chống dịch COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Ngành hàng không vẫn phải chấp nhận những thiệt hại do đại dịch này gây ra. Và việc tính toán không phải để xem thiệt hại bao nhiêu mà là cứu vãn được bao nhiêu.

Theo tính toán của một hãng hàng không tư nhân, hiện nay, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways đang nộp các loại phí (trực và gián tiếp) khoảng 12,7 ngàn tỷ đồng (năm 2019), trung bình nộp 34,7 tỷ đồng phí/ngày (16 loại phí theo thông tư 53 và một số khoản phí dịch vụ của ACV). Trong đó Vietnam Airlines nộp trung bình 16,4 tỷ đồng/ngày; Vietjet Air nộp trung bình 15,6 tiền phí/ngày.

Vietnam Airlines tuy lượng khách chở ít hơn nhưng nộp phí nhỉnh hơn Vietjet Air do nhiều tàu bay thân rộng trọng tải lớn và bay nhiều chuyến quốc tế hơn.

Nếu giảm còn 0 đồng trong 3 tháng đối với 11/16 loại phí do nhà nước quy định khung giá (Quy định tại thông tư 53/2019) như đề nghị của Bộ GTVT thì theo ước tính, các hãng hàng không chỉ tiết giảm được tổng cộng chưa đến 100 tỷ đồng. Cụ thể, mỗi hãng tiết giảm được vài chục tỷ đồng trong năm nay.

Đối với riêng phí cất hạ cánh và điều hành bay (thuộc 2/5 loại phí do Nhà nước Quy định mức giá như thông tư 53/2019): Các hãng hàng không Việt đang phải nộp 2 loại phí này trên 3.000 tỷ đồng/năm, tương đương 8,2 tỷ đồng/ngày.

Nếu giảm 50% trong 3 tháng đối với các tuyến bay nội địa theo phương án đề xuất của Bộ GTVT thì các hãng chỉ tiết giảm được khoảng 200 tỷ đồng trong năm nay (vì phí cất hạ cánh và điều hành bay đối với bay quốc tế cao hơn nội địa). Như vậy, chia bình quân, mỗi hãng hàng không chỉ tiết giảm được vài chục tỷ đồng trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • [COVID-19] Hàng không Việt đang cạn kiệt nguồn lực

    [COVID-19] Hàng không Việt đang cạn kiệt nguồn lực

    06:00, 06/04/2020

  • Bộ GTVT đưa đề xuất

    Bộ GTVT đưa đề xuất "giải cứu" hàng không

    15:09, 05/04/2020

  • "Cứu cánh" của hàng không

    11:12, 04/04/2020

  • Hàng không Việt

    Hàng không Việt "đau đầu" vì phí "nằm sân" cho máy bay

    05:32, 26/03/2020

  • "Thuốc tăng lực" chưa đủ mạnh với hàng không Việt (Bài 2)

    14:53, 25/03/2020

  • Thị trường phủ mây đen, hàng không Việt

    Thị trường phủ mây đen, hàng không Việt "điêu đứng" (Bài 1)

    05:36, 24/03/2020

Trong khi đó, các khoản phí lớn khác không được giảm. Chính vì vậy, các hãng hàng không mong muốn được giảm 50 - 70% đối với 2 loại phí: phí cất hạ cánh; phí điều hành bay trong cả năm 2020 (tiết giảm được trên 1.500 tỷ đồng), được miễn phí bãi đỗ trong năm 2020. Đồng thời, để kích cầu nội địa khi hết dịch, một hãng hàng không tư nhân đề nghị miễn phí phục vụ hành khách đối với các chuyến bay nội địa và giảm 50% đối với các chuyến bay quốc tế trong 12 tháng. Hiện loại phí này đang trên 10.000 tỷ đồng/năm, các hãng hàng không thu hộ qua vé cho ACV.

Các hãng bay cũng mong muốn được giảm từ 0 đến 50% trong 12 tháng đối với các loại phí dịch vụ mặt đất thuộc thẩm quyền của ACV và đơn vị thành viên ACV.

Ngoài ra, để giảm khó khăn, các hãng mong muốn được gia hạn nộp thuế, phí từ 6 tháng đến 1 năm.

Nha Trang