"Niềm vui chưa tày gang" của ông lớn ngành xây dựng Coteccons

Khánh Hà 05/05/2020 04:00

Biên lãi gộp đang hồi phục tích cực, tuy nhiên "đại gia xây dựng" Coteccons lại gặp "cú giáng mạnh" mang tên dịch COVID-19.

Theo BCTC quý I/2020 mới công bố, mức giá nguyên vật liệu trong đó có thép ở mức thấp đã giúp Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) ghi nhận biên lợi nhuận gộp đang có dấu hiệu tiếp tục phục hồi lên 5,5% so với mức 4,5% trong quý 4/2019 – đây là quý thứ 4 biên lãi Công ty hồi phục kể từ mức thấp nhất hồi quý 2/2019. Nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh vẫn không ấn tượng. 

Quý I/2020, Coteccons ghi nhận 3.554 tỷ đồng doanh thu và 123,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 16,4% và 35% so với cùng kỳ.

Quý I/2020, Coteccons ghi nhận 3.554 tỷ đồng doanh thu và 123,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 16,4% và 35% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần của Công ty có sự sụt giảm 16% so với cùng kì năm trước ở mức 3.554 tỷ. Lợi nhuận gộp đạt hơn 194 tỷ, lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 35% về 123,5 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính đạt khoảng 62,2 tỷ đồng, giảm 14,37% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp, và các chi phí khác của công ty khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 1/2020, tổng tài sản Coteccons đạt 14.869 tỷ đồng, trong đó số dư tiền và tương đương lên tới 3.759 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 868 tỷ so với đầu năm xuống còn 7.548 tỷ đồng. Chi phí các công trình dở dang có giá trị 1.487 tỷ đồng, trong đó dự án Crowne Plaze Phú Quốc có giá trị 232 tỷ đồng.

Lý giải về sự sụt giảm này, CTD cho biết, doanh thu tài chính giảm chủ yếu do lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, doanh thu quý I/2020 giảm là do những khó khăn chung của ngành xây dựng và tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án.

Trong quý I/2020, Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) công bố ký kết mới 2 hợp đồng thi công là dự án Complex Building - do CTCP Đầu tư Golden Hill làm chủ đầu tư, có quy mô 8.320 m2 với kết cấu 2 tòa tháp đôi cao 48 tầng, với 1.074 căn hộ hạng sang tại quận 1, TP.HCM và Dự án The Metropole Thủ Thiêm - khu phức hợp nhà ở - thương mại hạng sang được đầu tư bởi CTCP Quốc Lộc Phát cùng đối tác phát triển dự án Sơn Kim Land.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng mức cải thiện của biên lợi nhuận của CTD một phần đến từ giá vật liệu xây dựng chính duy trì ổn định ở mức thấp trong quý 4/2019 và quý 1/2020 (cụ thể, giá thép xây dựng quý 1/2020 thấp hơn 8% so với mức trung bình cả năm 2019 và đi ngang so với quý 4/2019).

Tuy nhiên, do dịch COVID-19 tác động đến hoạt động xây dựng trong nước, biên lợi nhuận CTD theo quan điểm VCSC sẽ giảm trong quý 2/2020, sau đó có khả năng phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Ricons - Coteccons: Sự tương phản lạ lùng

    Ricons - Coteccons: Sự tương phản lạ lùng

    00:03, 22/10/2019

  • Bí quyết

    Bí quyết "dụng nhân" của "thuyền trưởng" Coteccons

    11:30, 14/10/2019

  • Lối thoát cho Coteccons?

    Lối thoát cho Coteccons?

    02:01, 12/10/2019

  • Rút lui khỏi Coteccons, quỹ ngoại KIM trở thành cổ đông lớn tại HBC

    Rút lui khỏi Coteccons, quỹ ngoại KIM trở thành cổ đông lớn tại HBC

    19:16, 08/10/2019

  • Coteccons và điểm sáng

    Coteccons và điểm sáng "cuối đường hầm"

    00:59, 24/09/2019

Song song, sự cạnh tranh từ các nhà thầu xây dựng tư nhân khác sẽ tạo ra các thách thức trong tăng trưởng backlog của CTD trong thời gian tới dù lượng hợp đồng ký mới quý 1 tích cực. VCSC duy trì lo ngại về khả năng của CTD trong việc tăng lượng backlog về mức đã ghi nhận trong giai đoạn 2015-2018 khi giá trị hợp đồng ký mới trung bình đạt 27.000 tỷ đồng mỗi năm.

Được biết, doanh thu Coteccons thời gian gần đây liên tục có dấu hiệu suy giảm, cổ phiếu cũng giảm nhiệt mạnh bất chấp tình hình tài chính an toàn (không nợ vay) cũng như vị thế đầu ngành của thương hiệu. Nguyên nhân theo nhiều ý kiến do nội bộ không hoà thuận (bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn), đồng thời ảnh hưởng chung của thị trường xây dựng (tín dụng siết, chính sách hạn chế cung, giá nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh…).

Khánh Hà