Ngay từ thời điểm lập nghiệp, vị Chủ tịch CotecCons luôn tâm niệm: “Anh em đi theo tôi vì họ tin tôi, tôi kiếm được 10 đồng thì anh em cũng được 7 đồng”.
Dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Bá Dương, Coteccons có một thời gian dài liên tục tăng trưởng mạnh và trở thành doanh nghiệp thắng thầu Lotte để trở thành công ty Việt Nam đầu tiên xây dựng một dự án quy mô lớn: Landmark 81 cho Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng. Tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 là biểu tượng và niềm kiêu hãnh của người Việt.
"Tôi kiếm được 10 đồng thì anh em cũng được 7 đồng"
Ông Nguyễn Bá Dương sinh năm 1959, nguyên quán Nam Định, hiện đang sinh sống và làm việc tại quận Bình Thạnh, TP. HCM. Ông tốt nghiệp Đại học Xây dựng Kiev - Ucraina năm 1984 với tấm bằng Kiến trúc sư xây dựng.
Trở về nước sau khi tốt nghiệp, ông Dương được nhận vào làm việc tại Xí nghiệp Thiết kế số 1, Viện Xây dựng, Bộ Công nghiệp; phòng Xây dựng cơ bản, Công ty Giày Phú Lâm, một công ty cũng thuộc quản lý của Bộ Công nghiệp.
Ông gắn bó với Bộ Công nghiệp đến năm 2002 sau khi có 8 năm làm Phó giám đốc Công ty Xây dựng Công nghiệp nhẹ Số 2. Từ năm 2002-2004, ông làm Phó giám đốc Công ty kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng (Cotec), một công ty thuộc Bộ Xây dựng và là tiền thân của Coteccons ngày nay.
Ông Dương được đánh giá là “kiến trúc sư trưởng” của Coteccons. Năm 2004 cũng đánh dấu một sự kiện quan trọng với Coteccons và sự nghiệp của ông Nguyễn Bá Dương, đó là Coteccons chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, ông Dương chính thức ngồi vào vị trí Chủ tịch HĐQT cho đến nay.
Là cổ đông cá nhân lớn nhất ở Coteccons, song ông Dương vẫn tự nhận mình chỉ là “người vừa làm chủ vừa làm thuê”.
Ngoài chức danh Chủ tịch Coteccons, doanh nhân Nguyễn Bá Dương hiện đang là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons từ năm 2004 đến nay và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Uy Nam (Unicons) từ năm 2016 đến nay.
Đặc biệt, ông Dương cũng đang là Thành viên HĐQT Vinamilk. Điều đáng chú ý hơn nữa, quá trình công tác của ông Dương không hề liên quan đến ngành sữa nhưng ông lại được Đại hội cổ đông Vinamilk thông qua với tỷ lệ biểu quyết rất cao.
Chia sẻ về những thăng trầm trong những ngày đầu lập nghiệp, Chủ tịch Coteccons cho biết: “Ngày xưa tôi làm ở Hà Nội thấy môi trường làm việc chịu không nổi nên vào Sài Gòn năm 1987. Hồi đó, cuộc đời tôi cũng lên bờ xuống ruộng nhiều lắm, học nước ngoài về phải đi thử việc ở phòng xây dựng cơ bản của nhà máy, sau 2 năm thì nghỉ vì cá tính tôi không thích làm cái gì tôi cho là không đúng”.
Nói về triết lý “dụng nhân” tại công ty, vị Chủ tịch Coteccons cho rằng: “Quan trọng là đội ngũ của anh em rất chuyên nghiệp, mà đội ngũ chuyên nghiệp rồi thì mọi người rất là đồng lòng, mà để người ta đồng lòng thì công ty phải có hệ thống từ tiền lương, tiền thưởng phải đủ, tương xứng mới được”.
Thứ nhất, dù làm ở công ty lớn nhỏ, thu nhập của anh em ở dưới phải xứng đáng, đủ nuôi gia đình, vợ con và có khả năng tích lũy.
Thứ hai, mọi người đều được làm việc đúng khả năng của mình.
Thứ ba, dù là ở vị trí nào, người lao động cũng luôn được làm việc trong môi trường công bằng.
Đến đây ông Dương lại cho thấy triết lý “dụng nhân” rất đơn giản nhưng khó thực hiện. Đó là ngay từ thời điểm lập nghiệp, vị Chủ tịch CotecCons luôn tâm niệm: “Anh em đi theo tôi vì họ tin tôi, tôi kiếm được 10 đồng thì anh em cũng được 7 đồng”.
Phương châm nói dễ nhưng khó làm. Tuy nhiên, một lần nữa ông Dương lại cho thấy chữ “tín” của mình khi được rất nhiều người trung thành đi theo. Năm 2002, khi chuyển từ Descon sang Coteccons, 2/3 nhân sự Descon đã đi theo ông Dương tới một nơi “hoàn toàn chưa có gì”.
Theo vị Chủ tịch CotecCons, đặc điểm chung của rất nhiều doanh nhân đó là, khi gặp khó khăn nội bộ doanh nhân thường rất đoàn kết, còn khi thành công lại bị chia rẽ, vì nhiều người cho rằng không có lãnh đạo đi trước họ vẫn tự làm được.
Tất nhiên, ông cũng không phủ nhận, chuyện “tự làm được” với nhân sự cấp cao, đã dày dạn kinh nghiệm, có trình độ là không khó. Nhưng với 70-80% nhân sự cấp thấp còn lại, suy nghĩ này chẳng khác nào phá tan doanh nghiệp, đưa công ty trở về con số 0.
“Vấn đề mấu chốt là do quan điểm của những người đi đầu, thứ 1 là không công bằng, thứ 2 là cá nhân lớn quá”, vị Chủ tịch Coteccons chia sẻ.
“Ít khi đấu thầu trượt và tính toán được lời lỗ”
Ông Nguyễn Bá Dương là một người có cá tính mạnh. Ông từng nói rằng "có những dự án mang lại rất nhiều tiền nhưng nếu không thấy vui thì không làm, nếu chủ đầu tư không uy tín hoặc không tin tưởng mình thì đều không làm".
Có thể bạn quan tâm
02:01, 12/10/2019
19:16, 08/10/2019
00:59, 24/09/2019
11:00, 18/07/2019
18:48, 17/07/2019
"Nếu một công ty muốn phát triển thì phải làm sao cho khách hàng họ tự tìm đến mình, để làm được điều đó thì cũng giống như phải toả ra mùi hương quyến rũ họ đến, đó là phải tạo được tên tuổi", ông Dương, người nổi tiếng xem trọng uy tín, từng nói.
Các chủ đầu tư tự tìm đến, Coteccons ở vị thế tốt trên bàn đàm phán nhờ đó nổi tiếng với việc phát triển mà không hề dùng nợ vay.
Với sự tự tin đó, sau 14 năm gầy dựng, ông Dương đã đưa Coteccons từ một công ty có vốn điều lệ 15,2 tỉ đồng trở thành hãng xây dựng có doanh thu tỉ USD đầu tiên của Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Dương cũng từng nổi danh trên thương trường với câu phát biểu: “Cái quan trọng là đọc vị được trận đấu. Tôi ít khi đấu thầu trượt và chỉ cần trao đổi sơ qua tôi có thể tính toán được lời lỗ và quyết định có làm hay không”.