Cơ hội nào cho Cốc Cốc?
Doanh thu Cốc Cốc gần như không tăng kể từ năm 2017, trong khi chi phí giá vốn liên tục leo thang khiến công ty liên tục thua lỗ.
Gây nhiều hoài nghi thuở thành lập và minh chứng bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ những năm sau đó, Cốc Cốc từng được mệnh danh là Google thứ hai tại Việt Nam. Nhưng, thời gian gần đây công cụ này ngày càng lặng bóng, dữ liệu mới nhất còn cho thấy mức thua lỗ nặng nề, vốn chủ âm nhiều năm liền.
Thị phần trên đà xuống dốc
Cốc Cốc được thành lập vào tháng 7/2012. Đến đầu năm 2013, hai sản phẩm của Cốc Cốc chính thức trình làng, bao gồm công cụ tìm kiếm Cốc Cốc và trình duyệt Cốc Cốc. Trong đó, sản phẩm trình duyệt dựa trên nền tảng chromium (nền tảng nguồn mở cho trình duyệt mà Google, Opera… sử dụng), với tiêu chí là tập trung xây dựng cũng như phát triển trình duyệt của người Việt dành riêng cho người Việt. Cốc Cốc lọt vào top 5 trình duyệt phổ biến nhất Việt Nam chỉ trong vòng 2 tháng sau khi ra mắt vào tháng 5/2013.
Số liệu từ Statista cho thấy thị phần Cốc Cốc năm 2013 gần như bằng 0, nhưng tăng lên 7,19% chỉ một năm sau đó.
Trong các năm kế tiếp, thị phần nội địa của Cốc Cốc tiếp tục tăng trưởng và đạt đỉnh vào năm 2017 với 19,42%. Tuy nhiên trong 2 năm kế tiếp, trình duyệt gốc Việt tiếp tục chứng kiến thị phần giảm, tới năm 2019 chỉ còn 16,04%.
Mặc dù thị phần giảm, công ty vẫn công bố những cột mốc lớn. Cuối năm 2019, Cốc Cốc cho biết hiện trình duyệt đã chạm mốc 24 triệu người dùng tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty tuyên bố họ có 22 triệu người dùng nền tảng quảng cáo, cao nhất so với các mạng quảng cáo online trong nước.
Nếu lượng người dùng tuyệt đối của Cốc Cốc liên tục tăng nhưng thị phần lại giảm, điều đó có nghĩa trình duyệt "gốc Việt" đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ quốc tế, như Chrome, Firefox hay Oprea.
Cốc Cốc có thể xem là một trong những dự án startup Việt táo bạo và nổi trội tính đến hiện tại. Điểm lại, được manh nha bởi nhóm du học sinh tại Nga – nơi đang sử dụng công cụ tìm kiếm trong nước là Yandex, 3 chàng trai Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Thanh và Nguyễn Đức Ngọc cùng nảy sinh ý tưởng tạo dựng công cụ tìm kiếm riêng cho người Việt, thay thế Google ngay trên sân nhà.
Rời giảng đường, những nhà sáng lập chia sẻ từ bỏ tất cả cơ hội làm việc tại các công ty công nghệ lớn trên thế giới để quay về Việt Nam và bắt tay vào tập trung nghiên cứu những nhu cầu đặc trưng của người dùng. Được biết, thời điểm họ trở về, những dự án công cụ tìm kiếm trước đó như Timnhanh, xalo, socbay… đều đã lụi tàn.
Tuy nhiên, với sự đồng hành của nhà quản lý Công ty Công nghệ Nigma.ru là ông Victor Lavrenko và sau này cũng là CEO thời đầu, Cốc Cốc liên tục được nhiều nhà đầu tư hỗ trợ (đặc biệt từ Nga). Công ty lần lượt tung ra hàng loạt tiện ích phù hợp với người Việt như dùng công nghệ download của IDM nhanh hơn (tính bằng lần) trong điều kiện tiêu chuẩn, truy cập Facebook dễ dàng mà không cần phải đổi DNS, phát hiện lỗi chính tả và đề xuất cách viết đúng...
Cốc Cốc còn mạnh tay thu hút nhân lực là các kỹ sư giỏi từng làm việc Google, Intel, Facebook... và sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng như Standford, Cambridge, Moscow State University. Tham vọng lúc bấy giờ của Cốc Cốc không chỉ dừng lại ở những thành tựu đan đầu, nhà sáng lập thậm chí tuyên bố muốn vượt mặt Google, trở thành công cụ tìm kiếm riêng của người Việt - tương tự Yandex của Nga hay Baidu tại Trung Quốc.
Năm 2014, Cốc Cốc vượt qua Internet Explorer của Microsoft và cả Firefox, trở thành trình duyệt được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, chỉ sau trình duyệt của Google. Kết thúc năm 2015, trình duyệt Cốc Cốc đã đạt lượng người dùng hơn 18,2 triệu.
Theo báo cáo của doanh nghiệp tính đến tháng 8/2020, Cốc Cốc chạm mốc 25 triệu người dùng, đạt 13 triệu lượt tải di động.
Kết quả kinh doanh kém khả quan
Thị phần của Cốc Cốc tại Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2017. Đây cũng là thời điểm mà Cốc Cốc báo cáo kết quả kinh doanh ấn tượng với khoản lãi 16,2 tỉ đồng. Các năm còn lại, Cốc Cốc đều thua lỗ.
Kết quả kinh doanh không thuận lợi trong thời gian qua đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng các con số cho thấy doanh thu công ty đã gần như không tăng trưởng trong kể từ năm 2017.
Ghi nhận, giai đoạn 2016 – 2019 dù ghi nhận doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, Công ty vẫn liên tục thua lỗ, duy chỉ lãi vào năm 2017 với LNTT 16 tỷ đồng. Năm 2017 cũng là năm doanh thu tăng trưởng đột biến, từ mức 132 tỷ lên 212 tỷ. Lợi nhuận gộp tương ứng tăng gần 4 lần lên 137 tỷ, biên lãi gộp nhảy vọt từ 26,7% lên 64,9%. Đây cũng là thời điểm Cốc Cốc thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư mới.
Bước sang năm 2018, nguồn thu chững lại, lợi nhuận giảm sút đáng kể. Tính đến cuối năm 2019, Cốc Cốc chỉ đạt 98 tỷ lãi gộp - giảm 18% so với năm 2018, hiệu suất cũng đi lùi với mức biên chỉ còn 47%.
Liên tục thua lỗ, vốn chủ sở hữu của Cốc Cốc đang âm 62 tỷ, tổng tài sản cũng giảm 13% xuống còn 95 tỷ đồng. Vốn điều lệ đi ngang tại mức 364 tỷ. Thực tế này đi ngược hoàn toàn với mục tiêu Cốc Cốc đã tuyên bố: doanh thu tăng ít nhất 8 lần trong 10 năm tiếp! Không chỉ vậy, những người sáng lập cũng từng được đồn đoán lần lượt rời bỏ dự án lớn của mình.
Không chỉ vậy, những người sáng lập cũng từng được đồn đoán lần lượt rời bỏ dự án lớn của mình.
Theo cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia, đại diện pháp luật của Cốc Cốc là bà Đỗ Thanh Vân Hương, với chức vụ giám đốc. Tuy nhiên, bà Hương không trực tiếp nắm giữ cổ phần của Cốc Cốc.
Thay vào đó, một công ty nước ngoài với tên gọi Coc Coc Pte (Singapore) đã nắm 99,75 cổ phần kể từ cuối năm 2015. 0,25% còn lại thuộc sở hữu của Công ty TNHH Công nghệ và quảng cáo trực tuyến BNT.
Ngoài việc là người đại diện pháp luật của Cốc Cốc, bà Đỗ Thanh Vân Hương còn nắm cổ phần của công ty quảng cáo CityAds Media và Công ty CP xây dựng và thương mại Thành Tiến.
Tháng 10/2016, Cốc Cốc giảm vốn điều lệ từ 380,6 tỷ xuống còn 363,89 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm