Vinshop và bước đi táo bạo của Vingroup

Diendandoanhnghiep.vn Khi dư luận dần lãng quên thương vụ sáp nhập Vincommerce với Masan Consumer, Vingroup lại gây sóng với app VinShop tiến quân vào mảng bách hóa nhiều tiềm năng mà chưa có tên tuổi nào làm thành công.

Tập đoàn Vingroup vừa tung ra ứng dụng thương mại điện tử B2B (business to business - doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp) mang tên Vinshop.

Mới đây, trên kho ứng dụng App Store của hệ điều hành iOS và trên CH Play của hệ điều hành Android, ứng dụng VinShop đã chính thức đi vào hoạt động và cho phép người dùng tải về.

Với việc kết nối trực tiếp với nhà cung cấp thông qua VinShop, các chủ tiệm tạp hóa sẽ giải quyết được bài toán nhập hàng nhỏ lẻ từ nhiều đại lý cũng như được hưởng nhiều ưu đãi chiết khấu trực tiếp từ đơn vị sản xuất, hàng hóa cũng luôn được đảm bảo chất lượng từ các thương hiệu, nhà cung cấp nổi tiếng. Đồng thời, các đối tác của VinID tối ưu hiệu quả quản lý gian hàng của mình trên ứng dụng VinID và hỗ trợ thanh toán qua ví điện tử VinID Pay.

Hiện VinShop đã xuất hiện trên cửa hàng ứng dụng Appstore, CH Play cũng như có địa chỉ website VinShop.vn

Hiện VinShop đã xuất hiện trên cửa hàng ứng dụng Appstore, CH Play cũng như có địa chỉ website VinShop.vn

Với đối tượng hướng tới là các chủ tiệm tạp hóa, ứng dụng VinShop sẽ giúp đặt hàng tiện hơn khi có thể đặt hàng mọi lúc mọi nơi thông qua ứng dụng, đồng thời đặt đa dạng các loại mặt hàng khác nhau chỉ thông qua một ứng dụng mà không cần phải liên hệ với từng nhà cung cấp.

VinShop cũng hứa hẹn có nhiều hình thức thanh toán, giúp các chủ tiệm tạp hóa giao dịch linh hoạt hơn, đồng thời có thể nhận hàng nhanh hơn và giao hàng đúng hẹn.

Theo thông tin đăng ký, vinshop.vn thuộc sở hữu của Công ty cổ phần One Mount Group và đã được đăng ký từ năm 2013.

Cách đây đúng 1 năm, sự ra đời của One Mount Group đã gây xôn xao dư luận khi được giới thiệu một cách không chính thức là được thành lập bởi một số tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam. Công ty mới này có vốn điều lệ 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup sở hữu 51,22% vốn.

Đến tháng 11/2019, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của One Mount Group đã được thay đổi từ bà Nguyễn Mai Hoa sang ông Hồ Anh Ngọc, em trai của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.

Công ty được đăng kí với ngành nghề kinh doanh chính là đại lí môi giới, đấu giá hàng hóa.

Cũng vào thời điểm tháng 9/2019, trước khi chính thức thành lập, ban giám đốc của One Mount Group đã có mặt tại một sự kiện tổ chức tại Mỹ quy tụ hàng chục chuyên gia làm việc tại New York với nền tảng trong các lĩnh vực công nghệ, phân tích dữ liệu, marketing, luật và tài chính.

Trong buổi gặp gỡ này, One Mount Group được giới thiệu là công ty thành lập bởi ba doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam bao gồm Vingroup, Masan Group và Techcombank. Bên cạnh đó, công ty này còn kêu gọi các tài năng Việt Nam ở nước ngoài trở về nước để giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra lợi ích lớn hơn cho cộng đồng.

One Mount Group lấy cảm hứng từ câu thành ngữ "ba cây chụm lại nên hòn núi cao", mang ý nghĩa sự bắt tay của ba ông lớn Vingroup (đa ngành định hướng công nghệ, công nghiệp) - Masan (hàng tiêu dùng) và Techcombank (ngân hàng) có thể tạo ra điều gì đó to lớn.

Việc theo đuổi các chiến lược phát triển mới khiến ba tập đoàn này có xu hướng đến gần nhau hơn.

Tuy nhiên, sau đó hầu như không có thông tin mới, đồng thời thương vụ đình đám sáp nhập hệ thống bán lẻ Vincommerce với Masan Consumer Holdings đã thu hút sự quan tâm quá lớn khiến cho One Mount Group không còn được nhiều người nhắc đến.

có thể thấy dường như VinShop là một mô hình thương mại điện tử bán buôn (B2B Ecommerce).

Có thể thấy dường như VinShop là một mô hình thương mại điện tử bán buôn (B2B Ecommerce).

Giờ đây, Vingroup lại gây sóng với app VinShop. Khác với Vinmart, có thể thấy dường như VinShop là một mô hình thương mại điện tử bán buôn (B2B Ecommerce). Thương mại điện tử bán buôn là mô hình không mới nhưng hiện vẫn còn khá sơ khai tại Việt Nam và đang nhận được sự quan tâm lớn. Dễ nhận thấy mục tiêu chính mà VinShop hay các startup nổi bật trong lĩnh vực này như Telio, Thị trường Sỉ… đang hướng đến là phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu hóa chi phí từ nhà sản xuất đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ.

Số liệu từ Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy mặc dù kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) đang phát triển mạnh mẽ nhưng hiện cũng mới chỉ chiếm 25-26% tổng doanh thu thị trường và ¾ thị phần còn lại vẫn thuộc về chợ truyền thống, tiệm tạp hóa.

Trong khi đó, thống kê của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Có đến 9/10 người được hỏi (92%) cho biết, họ thích mua nhu yếu phẩm tại cửa hàng tạp hóa hơn. Đó là do thói quen đã có từ lâu và vì cửa hàng tạp hóa có quy mô nhỏ, chi phí vận hành thấp nên giá hàng hóa rẻ. Ngoài ra dưới góc độ cá nhân kinh doanh, việc mở cửa hàng bách hóa khá dễ dàng khi len lỏi vào ngõ ngách hoặc các ki ốt nhỏ tại các khu chung cư mà không có những tiêu chuẩn về diện tích, vốn.

Năm 2020, doanh thu bán lẻ của thị trường Việt Nam dự kiến sẽ đạt 160 tỷ USD. Theo chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 14%/năm.

Với quy mô và tầm quan trọng lớn như vậy, việc các tập đoàn lớn và các quỹ đầu tư quan tâm đến các tiệm tạp hóa cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.

Tuy nhiên, theo đại diện Telio, các cửa hàng bán lẻ theo hình thức kinh doanh hộ gia đình thông thường cần liên hệ tới 50 đến 80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng và mất khoảng một tuần để mua đầy đủ sản phẩm.

Thị trường tiềm năng nhưng việc tiếp cận, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Việt vào kênh truyền thống chưa hiệu quả. Với việc kết nối trực tiếp với nhà cung cấp thông qua VinShop, các chủ tiệm tạp hóa sẽ giải quyết được bài toán nhập hàng nhỏ lẻ từ nhiều đại lý cũng như được hưởng nhiều ưu đãi chiết khấu trực tiếp từ đơn vị sản xuất.

Theo báo cáo "Ngành bán lẻ Việt Nam: Chuyển dịch nhanh sang mô hình bán hàng đa kênh" mới công bố của Deloitte, tính đến hết năm 2019, cả nước có 3.450 siêu thị với tổng diện tích sàn lên đến hơn 1,6 triệu m2. Khác với các mô hình bán lẻ còn lại, kênh siêu thị ghi nhận mức tăng trưởng doanh số cao nhất vào năm 2019, đạt 16%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 cùng như xu thế phát triển của thương mại điện tử, các mô hình bán lẻ này có được sự tốc độ tăng trưởng khá tốt mà mô hình truyền thống không có được.

Với thông tin đồn đoán Vingroup đưa công nghệ vào miếng bánh lớn mang tên cửa hàng bách hóa có thể đánh giá là nước đi tiên phong táo bạo, khôn ngoan và nếu thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích từ độ phủ của VinShop cũng như hệ sinh thái của VinID.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vinshop và bước đi táo bạo của Vingroup tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714022654 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714022654 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10