Năm 2021: Hứa hẹn “cuộc chiến” podcast
Năm 2020 đã chứng kiến một số “ông lớn” vung tay hàng trăm triệu USD vào các thương vụ mua lại podcast, bao gồm Spotify, iHeartMedia, Apple, SiriusXM và mới nhất là Amazon mua lại Wondery.
Với khá nhiều người Việt Nam, Podcast còn khá xa lạ nhưng ở các nước phương tây, các chương trình podcast rất phổ biến và hút người nghe.
Podcast là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe. Thường thì các podcast được phân phối theo dạng đăng ký, được tự động tải xuống thông qua web tới máy tính, ứng dụng di động hoặc máy phát phương tiện của người dùng.
Podcast được coi là một công nghệ đột phá, phương tiện hội tụ kết hợp âm thanh, web và các máy phát phương tiện di động. Trên thực tế, Podcast thường miễn phí với người nghe nhưng các nhà sáng tạo có thể kiếm tiền từ podcast của họ bằng cách cho phép các công ty mua thời gian quảng cáo, hoặc qua các trang như Patreon cung cấp các nội dung đặc biệt cho người xem trả phí.
Trong tháng 11 vừa qua, Spotify đã đầu tư 235 triệu USD để mua lại podcast Megaphone. Trước đó là các thương vụ rầm rộ khác như iHeartMedia đầu tư vào Voxnest, một công ty kiếm tiền từ podcast. Tháng 10 là thương vụ mua lại Stitcher trị giá 325 triệu đô la của SiriusXM, thỏa thuận đã cấp quyền truy cập cho SiriusXM vào Midroll, một công ty quảng cáo podcast mà Stitcher đã mua vào năm 2015.
Hồi đầu năm, Apple đã mua lại Scout FM, một công ty khởi nghiệp tạo ra các đài giống như radio cho podcast. Mặc dù Apple từ lâu đã là “vua lưu trữ” podcast, nhưng hãng đã không đầu tư nhiều vào việc kiếm tiền từ podcast thông qua quảng cáo.
Và mới đây nhất là việc Amazon lên kế hoạch mua lại podcast Wondery. Theo các nguồn tin từ Bloomberg cho biết, Wondery đang được định giá từ 300 triệu đến 400 triệu USD. Động thái này tái khẳng định tham vọng ngày càng tăng của Amazon trong việc thâm nhập vào không gian podcasting. Podcast là sự phù hợp tự nhiên đối với công ty, họ đã có kinh doanh âm nhạc đăng ký, kinh doanh sách nói và sở hữu một phần lớn thị trường loa thông minh ở Mỹ.
Trước đó, truyền thông cho rằng Amazon đang tìm cách đầu tư vào nội dung podcast được bản địa hóa, như tin tức và thể thao, để giúp tăng cường trợ lý giọng nói Alexa của mình.
Có thể nói, thời điểm trước các công ty như Amazon, Google hay một số ông lớn khác cũng đã chuyển sang lĩnh vực podcasting, nhưng họ dường như không mặn mà lắm với việc mua lại các công ty mới để xây dựng đế chế âm thanh của họ. Điều đó có thể sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ trong tương lai.
Hiện tại, podcasting là một phương tiện quảng cáo nhỏ nhưng đang phát triển. Theo Edison Research, toàn ngành chỉ mang lại doanh thu quảng cáo dưới 1 tỷ USD, mặc dù có hơn 90 triệu người nghe podcast hàng tháng.
Nhưng theo các chuyên gia phân tích, cũng giống như Google và Facebook củng cố và phát triển thị trường quảng cáo kỹ thuật số bằng cách tập hợp nhiều công ty công nghệ quảng cáo, điều tương tự rất có thể đang bắt đầu xảy ra với âm thanh.
Có thể bạn quan tâm
Cách Amazon trở thành công ty 1.000 tỷ USD: Suốt 25 năm sao chép sản phẩm của các nhà buôn
11:35, 24/12/2020
Amazon tiếp tục “đại chiến” Microsoft!
11:05, 16/12/2020
Còn gì Amazon không thể làm?
05:02, 19/11/2020
Spotify rót 235 triệu USD cho podcast
06:28, 12/11/2020
TikTok và Spotify đã làm gì để chống các đối thủ đạo nhái?
14:39, 24/07/2020
Chiến lược marketing - truyền thông của Spotify: Vượt mặt Apple Music dẫn đầu làng stream nhạc
11:23, 15/07/2020
Tại sao Apple và Facebook “gây hấn nhau”?
11:00, 22/12/2020