Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 3): Tìm động năng mới

HUỲNH THẾ DU 27/02/2021 11:23

Trên con đường Đổi mới, nhân vật trung tâm để chấn hưng kinh tế đất nước là các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân.

 Khu vực kinh tế tư nhân cần vận động đổi mới sáng tạo, tiếp cận với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và các xu thế mới. Ảnh: Giới thiệu thiết bị bay ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Khu vực kinh tế tư nhân cần vận động đổi mới sáng tạo, tiếp cận với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và các xu thế mới. Ảnh: Giới thiệu thiết bị bay ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Những rào cản đối với sự phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam là gì? Theo tôi, có bốn điều:

Thứ nhất, mặc dù quyền tài sản của doanh nghiệp và người dân đã được ghi nhận, song trên thực tế, quyền sở hữu, nhất là các tài sản gắn liền với đất, vẫn còn chưa chắc chắn.

Thứ hai, các mối quan hệ "thân hữu" ngày một trở nên quan trọng, thậm chí như chìa khóa dẫn tới cơ hội và thành công trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tư nhân.

Thứ ba, là sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Điều này được thể hiện dưới ba khía cạnh: bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước...

Thứ tư, cải thiện môi trường kinh doanh. Nếu môi trường kinh doanh không được cải thiện đáng kể, một phần lớn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp được tiêu tốn để đáp ứng các thủ tục quản lý từ phía các cơ quan nhà nước.

Để khu vực doanh nghiệp tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế cần có một tầm nhìn tổng thể cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp quốc gia.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, tôi mong chính phủ cương quyết cải cách hệ thống quản trị của các doanh nghiệp này và chấm dứt cứu trợ cho những doanh nghiệp hay dự án thua lỗ kéo dài.

Đối với khu vực FDI, bên cạnh việc thu hút có chọn lọc, hướng vào các ưu tiên của nền kinh tế, việc tìm cách cho doanh nghiệp nội địa kết nối vào mạng lưới cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu phải trở thành ưu tiên quan trọng của chính phủ giai đoạn tới.

Việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là giải pháp khả thi hơn cả. Do vậy, Chính phủ cần tập trung vào việc tạo ra thể chế để mọi doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau một cách minh bạch, bình đẳng trong cả các hoạt động kinh doanh cũng như tạo ảnh hưởng hay vận động chính sách.

Không những thế, doanh nghiệp có thể đề xuất hoặc "giúp" Chính phủ thiết kế những luật chơi công bằng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Hướng tới môi trường bình đẳng

    Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Hướng tới môi trường bình đẳng

    11:00, 25/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 5): Khẳng định vị thế “sếu đầu đàn”

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 5): Khẳng định vị thế “sếu đầu đàn”

    04:00, 18/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 4): 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 4): 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân

    06:28, 17/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 3): “Vai chính” của nền kinh tế

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 3): “Vai chính” của nền kinh tế

    05:00, 16/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 2): Bệ đỡ từ chính sách

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 2): Bệ đỡ từ chính sách

    04:00, 15/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Xóa rào cản, bỏ định kiến

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Xóa rào cản, bỏ định kiến

    11:00, 13/02/2021

HUỲNH THẾ DU