Có dễ “quật ngã” Facebook?
Làn sóng “tẩy chay” Facebook ngày càng lan rộng toàn cầu khi mạng xã hội này cắt quyền truy cập của cả nước Úc, ngang ngược chặn tài khoản của ông Donald Trump, bán dữ liệu người dùng…
Đến nay đã có hơn 800 công ty, thương hiệu, nhãn hàng tại Mỹ và nhiều quốc gia hưởng ứng phong trào “tẩy chay” Facebook.
Sức ảnh hưởng lớn
Coca Cola, Verizon, Pfizer, Unilever, Ford, Adidas, Patagonia, The North Face, Ford, Verizon,… đã nói không với quảng cáo trên Facebook. Tuy nhiên, top 100 công ty lớn nhất toàn cầu chỉ mang lại cho facbook 6% doanh thu quảng cáo, tương đương 4,2 tỷ USD. Phần còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, những kênh bán hàng bán chuyên nghiệp.
Sở dĩ có có nghịch lý trên do các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dường như “đứng ngoài” các toan tính chính trị, họ chưa đủ lớn để trở thành công cụ của các chính phủ nhằm mục đích chống lại Facebook. Hơn nữa, mạng xã hội chỉ phù hợp với các sản phẩm có khả năng kích thích chuyển đổi hành vi, thói quen tiêu dùng từ kinh doanh online ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Trừ khi Facebook chủ động “tẩy chay” quốc gia nào đó, chứ chưa ghi nhận quốc gia nào muốn làm “phật lòng” mạng xã hội này. Nói vậy để thấy Facebook đã trở nên quá quan trọng trên phạm vi toàn cầu.
Không tự nhiên mà Giáo sư Julie Leask, chuyên gia đến từ Khoa Y học và Sức khỏe Đại học Sydney, nhận định tác động của việc cấm đoán của Facebook tại Úc còn kinh khủng hơn cả đại dịch COVID-19.
Mark thực sự muốn gì?
Trên tất cả, Mark Zuckerberg tham vọng giữ Facebook ở vị trí độc tôn, việc góp phần loại bỏ Tổng thống Donald Trump cũng là một cách “dọn dẹp” trở lực để kéo dài sự thống trị của Facebook. Hay như Facebook gây chấn động tại xứ sở chuột túi là vì nước này dự định ban hành Đạo luật truyền thông mới có ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của mạng xã hội này.
Đặt Facebook trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, ta thấy rằng ở tầm vóc của Facebook, việc can dự vào chính trị là điều không thể tránh khỏi, vì mạng xã hội này phải tác động vào chính sách từng quốc gia nhằm thu lợi nhuận ở mức tối đa.
Mark không chỉ muốn bản thân mình là một doanh nhân bình thường- phải tuân thủ vô điều kiện tất cả ý muốn chủ quan của nhà lập pháp. Vì vậy, nhúng tay vào chính trị là phương thức mà tất cả các đế chế tư bản thường hay sử dụng để thị uy quyền lực.
Tuy nhiên, rất khó đánh đổ các đế chế kinh doanh tư bản nói chung và Facebook nói riêng, nếu như chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính. Facebook hay bất cứ doanh nghiệp nào khác, sẽ lụi tàn khi mất tính cạnh tranh, thui chột sự sáng tạo. Bởi vậy, muốn “quật ngã” Facebook, cần có thứ gì đó tốt hơn nó.
Nhiều chuyên gia dự báo, chưa có một nền tảng nào có thể vượt “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ này ít nhất 10 năm tới.
Có thể bạn quan tâm