Chuyển đổi số trong truy suất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ giúp minh bạch thông tin sản phẩm hàng hóa, chống gian lận thương mại, truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác.
Ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) nhấn mạnh tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ để tối ưu hiệu quả sản xuất - Tương lai của nguồn cung ứng toàn cầu”, tổ chức ngày 25/3.
Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) cho biết, truy xuất nguồn gốc thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn giúp phát hiện điểm không hợp lý để chủ động cải tiến, khắc phục, tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hoá và đặc biệt giúp cho doanh nghiệp tiến thêm một bước trong việc thâm nhập vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam.
Một trong những yêu cầu của nền kinh tế 4.0 là tăng cường khả năng tương tác thông tin giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng với yêu cầu trước tiên là số hoá dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia hiện đang triển khai một loạt các ứng dụng truy xuất, như ứng dụng truy xuất nguồn gốc đối với nông sản cho phép các đơn vị thực hiện cập nhật nhật ký điện tử, liên kết toàn bộ thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm, người tiêu dùng có thể sử dụng thiết bị di động quét mã QR để xem lại toàn bộ lịch sử quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc là cơ sở quan trọng cho việc minh bạch thông tin quá trình sản xuất tới khách hàng, mang lại niềm tin cho khách hàng và cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp.
Ứng dụng bản đồ trái cây Việt Nam hỗ trợ quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại điện tử. Ứng dụng này có thể được phát triển thành giải pháp quản lý tổng thể hoạt động sản xuất nông nghiệp, cập nhật và theo dõi toàn bộ thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp trên từng thửa ruộng, làm cơ sở cho việc định hướng sản xuất và phán đoán xu hướng giá cả sản phẩm dựa trên thống kê nhu cầu tiêu thụ hàng năm.
Ứng dụng quản lý thẻ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giúp cho cảnh sát giao thông thuận tiện tra cứu thông tin, cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng thống kê tình trạng cấp bảo hiểm theo quy định và Công ty bảo hiểm quản lý hoạt động cấp bảo hiểm…
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Tập đoàn Fujitsu và Honeywell Việt Nam cũng đã cung cấp và chia sẻ một loạt các giải pháp ứng dụng công nghệ nâng cao năng lực quản lý sản xuất; sử dụng công nghệ trong quản lý sản xuất nhằm tối ưu hoá chuỗi cung ứng và “case study” về thiết bị hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
Ông Quang Hùng, Giám đốc giải pháp của Fujitsu đưa ra những kinh nghiệm thành công từ giải pháp smart factory (nhà máy thông minh) trên cơ sở kiểm soát và quản lý nguồn dữ liệu.
Đó là ví dụ về trường hợp “Vua tôm” Minh Phú thắng kiện chống bán phá giá ở Mỹ và được hoàn thuế - bởi doanh nghiệp này đã quan tâm đến quản lý dữ liệu từ rất sớm. Đây là bài học kinh nghiệm các cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, định hướng thị trường xuất khẩu.
“Thế giới di động, Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh với chuỗi cửa hàng rộng lớn. Nếu trước đây, 1 báo cáo doanh thu tháng mất 2 ngày, hiện nay chỉ cần 5 phút; việc kiểm tra hàng tồn trước đây mất cả tuần, nay chỉ vài giây. Đó là hiệu quả của việc đưa nền tảng công nghệ vào quản lý bằng trục quản lý dữ liệu…”, ông Quang Hùng dẫn chứng.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, việc ứng dụng công nghệ 4.0 được công ty áp dụng từ lâu, phần mềm SMP quản lý về mặt sản xuất, giá thành, nguồn nhân lực.
Lợi ích nhìn thấy rất rõ, như tổ hợp CPV Food Bình Phước, nhà máy thức ăn chăn nuôi chỉ cần 87 CBNV bởi ứng dụng 4.0, từ đó tiết kiệm chi phí, giá thành sản xuất…
Với chuỗi sản xuất khép kín, việc sử dụng truy xuất nguồn gốc được áp dụng triệt để, hiệu quả giúp người tiêu dùng yên tâm vào chất lượng sản phẩm.
Ông Võ Long Bình, Giám đốc Nhà máy bia Hoàng Hoa Thám (Habeco) chia sẻ, với phương châm xuyên suốt là chất lượng, sáng tạo và đổi mới, sản phẩm của doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu. Đặc biệt, với việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý sản xuất, tự động hóa… đã tiết giảm nhân lực đến 30%..
Có thể bạn quan tâm
Đại dịch COVID-19 là "cú hích" cho chuyển đổi số
15:53, 24/03/2021
Chuyển đổi số xác định con người chính là yếu tố trung tâm
06:40, 23/03/2021
Sự linh hoạt là nền tảng trong quá trình chuyển đổi số
12:55, 22/03/2021
Khi ngành nhân sự chuyển đổi số (Phần 2)
07:08, 19/03/2021
Viettel Solutions & NOVAON: Hợp tác cung cấp giải pháp công nghệ Chuyển đổi số
16:34, 18/03/2021
Hướng dẫn chuyển đổi số Smartbanking thế hệ mới
15:30, 18/03/2021
Khi ngành nhân sự chuyển đổi số (Phần 1)
06:44, 18/03/2021
Mất an toàn thông tin – trở lực của chuyển đổi số
15:20, 17/03/2021
Tập đoàn Thạch Bàn & NOVAON triền khai chuyển đổi số dữ liệu
17:28, 16/03/2021
Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 5): Đột phá tại “điểm kỳ dị”
11:00, 16/03/2021
Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 4): 5 chỉ số đo lường cần biết
05:00, 13/03/2021
Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 3): Kế hoạch và ngân sách!
11:10, 10/03/2021
Chuyển đổi số cho SMEs: Bài 3: “Cần nhưng không thể vội”!
04:04, 10/03/2021
Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 2): "Điểm nghẽn" cần gỡ
03:28, 09/03/2021