Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 5): Đột phá tại “điểm kỳ dị”

NGUYỄN VIỆT 16/03/2021 11:00

Chuyển đổi số đang là cơ hội cho các doanh nghiệp vượt lên trong cuộc CMCN 4.0, nhưng cũng là nguy cơ tụt hậu, bị bỏ lại ngày càng xa đối với ai không quan tâm đến nó.

Chuyển đổi số không đơn giản là mức ứng dụng và phát triển cao hơn của ICT, mà phải được hiểu là nút đột phá, một “điểm kỳ dị” trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi đó, dữ liệu và công nghệ số làm chuyển đổi, cải biến toàn diện mô hình, quy trình, sản phẩm, kết quả đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh trong xã hội.

Chuyển đổi số cho phép các DN duy trì khả năng cạnh tranh trước sự gián đoạn từ các công ty ngang hàng, những gã khổng lồ cũng như các công ty khởi nghiệp.

Chuyển đổi số cho phép các DN duy trì khả năng cạnh tranh trước sự gián đoạn từ các công ty ngang hàng, những gã khổng lồ cũng như các công ty khởi nghiệp.

Chuyển đổi kỹ thuật số xoay quanh việc áp dụng và tích hợp các công nghệ hiện đại dựa trên dữ liệu đột phá vào kinh doanh làm thay đổi căn bản cách thức kinh doanh và cách cung cấp giá trị cho khách hàng.

Chuyển đổi số cho phép các DN duy trì khả năng cạnh tranh trước sự gián đoạn từ các công ty ngang hàng, những gã khổng lồ cũng như các công ty khởi nghiệp. Các DN đã thành công cho đến nay đã ngày càng tập trung vào việc phá vỡ các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số của họ thành các thành phần thực thi để đạt được tốc độ và quy mô.

Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị DNNVV, VINASME cho biết, hiện nay, có đến 80% các DN đều có nhu cầu chuyển đổi, tuy nhiên cũng có đến 80% trong số đó không định hình được cách thức chuyển đổi số như thế nào.

Vì vậy, các DN cần được định hướng thực hiện các chiến lược chuyển đổi số theo một khung chuyển đổi số phù hợp với quy mô hoạt động của mình. Với vai trò là tổ chức đại diện cho các DNNVV Việt Nam, Hiệp hội DNNVV cần nghiên cứu thiết kế, kiến tạo một mô hình chuyển đổi số phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Khung chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0.

Từ đó, xây dựng các chỉ dẫn, tiêu chuẩn giúp các hội viên định hình và xây dựng chiến lược và tham gia mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số. Đặc biệt, Hiệp hội có thể nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi số thành công tại các DN thành viên làm mô hình điển hình để phát triển, nhân rộng.

Thực tế cho thấy, nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số. Để nhanh chóng tiếp cận với xu thế phát triển trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số, các DN cần nhanh chóng nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy thông qua các hoạt động đào tạo, kiến thiết nguồn nhân lực số theo nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tuyến (e-learningle-School) hay huấn luyện e-coaching…

Căn cứ trên mô hình Khung chuyển đổi số DNNVV, các DN có thể xây dựng và phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số, trong đó ưu tiên triển khai các nền tảng ứng dụng tập trung, dùng chung, kết nối chia sẻ giữa các DN, giúp DN cải tiến, tối ưu và tự động hóa quy trình hoạt động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả làm việc.

Hiện nay, các DNNVV đã quan tâm hơn đến các giải pháp chuyển đổi số, trong đó tập trung vào các giải pháp có tính ứng dụng cao.

Hiện nay các DNNVV đã quan tâm hơn đến các giải pháp chuyển đổi số, trong đó tập trung vào các giải pháp có tính ứng dụng cao.

Đặc biệt ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số được nghiên cứu, xây dựng và phát triển bởi các hội viên của Hiệp hội. Trong đó tập trung vào các giải pháp có tính ứng dụng cao, giúp DN nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế số đang bùng nổ hiện nay.

Hiện nay, các DNNVV đã quan tâm hơn đến các giải pháp chuyển đổi số, trong đó tập trung vào các giải pháp có tính ứng dụng cao. Trong đó có thể kể đến như nhóm giải pháp về quản lý hoạt động toàn diện DN, cho phép DN tự động hóa từ các hoạt động quảng bá, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, cho đến các hoạt động vận hành nội bộ, chuẩn hóa quy trình làm việc từ xa thông qua nền tảng số Verco24.

Nhóm giải pháp về thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng: cho phép các DN thực hiện các nghiệp vụ quản lý bán hàng, thương mại điện tử một cách nhanh chóng; đồng thời tạo lập môi trường trao đổi hàng hóa không chỉ với các DN, bạn hàng trong nước mà với cả bạn hàng quốc tế. Hệ thống B2B Marketplace.

Hệ thống này đặc biệt hữu dụng khi chúng ta đang tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CTPPP…; Nhóm giải pháp về đào tạo, huấn luyện công dân, nguồn nhân lực số: cho phép DN tự động hóa quá trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng, kiến thức trên môi trường số.

Mọi kế hoạch đào tạo, huấn luyện và hoạt động đào tạo đều được thiết lập một cách khoa học bằng nền tảng đào tạo và huấn luyện trực tuyến e-School, e-Coaching; Nhóm giải pháp về vốn, tài chính (Fintech)…

Ông Nguyễn Kim Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số là một xu thế không thể đảo ngược và đang trở thành chiến lược phát triển của các DN. Chuyển đổi số sẽ mang lại những giá trị to lớn cho DN, đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế.

Song chuyển đổi số đối với mỗi một DN, mỗi một quốc gia không phải là một cuộc chạy đua nước rút mà là một cuộc chạy bộ đường dài. Trong cuộc đua đó, các DN Việt Nam, đặc biệt là DNNVV đang ở một xuất phát điểm rất thấp.

Để chuyển đổi số thành công rất cần quyết tâm lớn, sự đầu tư mạnh mẽ của các DN, sự hỗ trợ đầy đủ và kịp thời của Chính phủ...

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số cho SMEs: Bài 1: Cuộc chơi “đổi vận”

    Chuyển đổi số cho SMEs: Bài 1: Cuộc chơi “đổi vận”

    15:00, 08/03/2021

  • Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 2):

    Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 2): "Điểm nghẽn" cần gỡ

    03:28, 09/03/2021

  • Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 3): Kế hoạch và ngân sách!

    Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 3): Kế hoạch và ngân sách!

    11:10, 10/03/2021

  • Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 4): 5 chỉ số đo lường cần biết

    Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 4): 5 chỉ số đo lường cần biết

    05:00, 13/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyển đổi số cho SMEs (Bài 5): Đột phá tại “điểm kỳ dị”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO