Doanh nghiệp cần cảnh giác để tránh rủi ro khi giao dịch thương mại điện tử
Các doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử với đối tác phải “cảnh giác” với những email không ghi rõ tên cơ quan hoặc doanh nghiệp của mình.
Đó là chia sẻ của ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) tại Hội thảo “Thương mại điện tử và những vấn đề pháp lý quan trọng”, trong khuôn khổ Chương trình Hội chợ quốc tế Việt Nam - VIETNAM EXPO lần thứ 30, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức ngày 15/4.
"Canh chừng" rủi ro với “ký ảo”
Có một điểm những người hoạt động trong lĩnh vực kinh sẽ nhận thấy, đó là các bên cạnh rủi ro trong thương mại truyền thống, thì hiện nay còn có thêm rủi ro thương mại điện tử. Theo ông Đạt, mức độ rủi ro thương mại điện tử ngày càng nhiều lên, bởi đây là hình thức hoạt động xuyên biên giới, xuyên không gian, xuyên thời gian khi “mưa gió, tắc đường” không ảnh hưởng vì chỉ ngồi một chỗ "bấm nút" là có ngay các giao dịch.
Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến lợi nhuận thì doanh nghiệp Việt cũng cần “canh chừng” những rủi ro có thể xảy ra. Khi chủ doanh nghiệp tự học hoặc tự trang bị kiến thức pháp luật về hợp đồng, tranh chấp hợp đồng truyền thống từ trước đến nay, đó là giữa 2 bên “ký tươi”, tức là gặp trực tiếp thì vẫn không được “lơ là”. Nhưng sẽ phải tìm hiểu thêm về “ký ảo” sẽ xảy ra vấn đề gì.
Ông Đạt dẫn chứng lại một câu chuyện cách đây khoảng 20 năm về trước. Thời điểm đó thương mại điện tử chưa phát triển nhưng cũng đã có sự “lĩnh hội”, đó là 2 bên gặp gỡ qua một sàn giao dịch. Một doanh nghiệp Việt Nam có “cung” là bột sắn gặp được bên “cầu” là một doanh nghiệp của Anh. Hai bên trao đổi rất ‘tâm đầu ý hợp”, trên tinh thần không “lừa đảo” nhau.
Thương vụ hợp đồng đã ký, hàng đã giao, nhưng cuối cùng giữa hai bên lại xảy ra một vụ tranh chấp về chất lượng hàng. Doanh nghiệp Việt thì nghĩ hợp đồng này là cung cấp bột sắn, nhưng phía đối tác lại muốn mua tinh bột sắn. Tức là họ muốn mua để sản xuất ra giấy mà không phải bột sắn để làm thức ăn cho gia súc. Sau khi giải quyết tranh chấp, bên thắng là phía nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải trả lại tiền hàng cho đối tác.
Kể lại câu chuyện này, ông Đạt muốn nói đây là một phần của thương mại điện tử. Hai bên đã “tìm thấy nhau” qua sàn, sau đó giao dịch chủ yếu bằng email. Việc làm này rất bình thường, nhưng tranh chấp đã xảy ra khi phía đối tác bất ngờ vì nhận phải hàng mà mình không mong muốn.
Theo dõi “chặt” email
Để không bị thua thiệt khi giao dịch bằng phương thức thương mại điện tử, theo ông Đạt, doanh nghiệp Việt phải luôn theo dõi “chặt” các email của đối tác gửi đến. Kinh nghiệm được các chuyên gia “đúc kết”, khi thấy bạn hàng giới thiệu một email có đuôi địa chỉ gmail, yahoo, hotmail...thì phải luôn đặt “dấu chấm hỏi” nếu đối tác khẳng định mình là doanh nghiệp uy tín.
“Tại sao lại không có địa chỉ của chính danh nghiệp mình? Thường email sẽ có đuôi tên cơ quan hoặc công ty. Việc này không có gì khó khăn với doanh nghiệp, nếu thấy đối tác không ghi rõ tên doanh nghiệp hay cơ quan thì phải thận trọng, đây là một điểm nhỏ để nghi ngờ đối tác không trung thực”, ông Đạt nói.
Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, ký kết hợp đồng có thể vẫn diễn ra bình thường. Nhưng khi đối tác “nhắc” chuyển tiền thì lại nhắn vào một email khác. Lúc này, theo ông Đạt, dấu hỏi đặt ra cho đối tác là rất lớn.
"Nếu gặp tình huống này, cho dù thế nào doanh nghiệp cũng phải “delay” (chậm chễ) việc chuyển tiền. Không biết thật giả ra sao, nhưng xác xuất giả thường rất cao. “Việc chậm trả tiền một vài tháng không có vấn đề gì lớn cả”, ông Đạt gợi ý.
Theo bà Trần Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc trung tâm Hỗ trợ DNNVV (VCCI), với xu thế chiếm lĩnh của công nghệ trong kỷ nguyên số hóa và làm biến đổi các kết cấu hạ tầng xã hội và nền kinh tế toàn cầu, tác động toàn diện tới mọi mặt của đời sống xã hội, các doanh nghiệp cần làm chủ nhiều kênh tương tác khác nhau và lựa chọn các đối tượng phục vụ cho riêng mình, bởi thương mại điện tử và Internet sẽ làm thay đổi toàn diện các phương thức hoạt động kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
Thách thức quản lý thương mại điện tử
11:10, 31/03/2021
Đề xuất sàn thương mại điện tử phối hợp để “đánh” thuế kinh doanh online
04:30, 25/03/2021
Giám đốc Chính sách Tiktok Việt Nam: Luật Thương mại điện tử cho chúng tôi có rất nhiều quyền
05:03, 24/03/2021
Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử: Nhiều quy định làm khó doanh nghiệp
04:50, 14/03/2021
Startup BCA Solutions đưa giải pháp cho thương mại điện tử phát triển
03:39, 14/03/2021
Disney “rẽ sóng” sang thương mại điện tử
11:00, 13/03/2021
Sàn thương mại điện tử không chỉ "giải cứu" nông sản
11:31, 11/03/2021
Sàn thương mại điện tử "bất an"
14:30, 04/03/2021
Lấp “lỗ hổng” chính sách trong thương mại điện tử
04:30, 03/03/2021
VNPT Technology chính thức được mở bán IP camera trên các sàn thương mại điện tử
16:25, 02/03/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thông qua đề nghị quản lý hải quan hàng xuất, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
19:39, 01/03/2021
Startup thương mại điện tử tỷ “đô” của chàng sinh viên 23 tuổi
05:05, 04/02/2021
Vì sao Giám đốc thương mại điện tử của Walmart từ chức?
03:00, 19/01/2021
Quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới: “Siết” nhà đầu tư nước ngoài?
04:50, 17/01/2021
Quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng trong thế giới phẳng
04:40, 17/01/2021