Bukalapak là startup được thành lập vào năm 2011, startup Bukalapak của Jakarta đã chỉ nhận được 50 triệu USD tiền gọi vốn 17/1/2019.
Nhà sáng lập Achmad Zaky đã bỏ 5 USD để đăng ký trang web và đặt nền móng cho đế chế tỷ "đô" sau này. Indonesia vốn nổi tiếng với hàng triệu tiệm tạp hóa truyền thống do các hộ gia đình sở hữu, hay còn gọi là "warung". Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đứng sau rất nhiều trong số đó là một startup trị giá hàng tỷ USD mang tên Bukalapak.
Theo Rachmat Kaimuddin, CEO của Bukalapak chia sẻ cứ khoảng 50 hoặc 100 nhà thì sẽ có 1 gia đình mở hàng tạp hóa ngay tại nhà. Họ bán những mặt hàng cơ bản như nước, xà phòng, cà phê và nhiều thứ lặt vặt khác. Hình thức này đã tồn tại từ lâu và khi nền kinh tế cũng như công nghệ phát triển, họ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra, nền tảng này giúp các chủ ki-ốt nhỏ lẻ kết nối với các công ty hàng tiêu dùng để được cung cấp hàng hóa.
Bukalapak là nền tảng thương mại điện tử trung gian được thiết kế để giúp hàng triệu ki-ốt bán hàng của Indonesia. Khi được thành lập năm 2010 bởi Achmad Zaky, ban đầu chỉ đơn giản là một cách để giúp những người hàng xóm của anh. Nhưng đến năm 2018 startup này đã đạt được trạng thái kỳ lân, tức startup được định giá hơn 1 tỷ đô. Các nhà đầu tư của Bukalapak có GIC của Singapore GIC, công ty tài chính Ant Financial của Alibaba và quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups.
Vượt qua đại dịch, tháng 1/2020, sau một thập kỷ nắm quyền lãnh đạo, Zaky từ chức CEO và chọn Kaimuddin, một cựu nhân viên ngân hàng 41 tuổi làm người kế nhiệm. Zaky hiện điều hành một quỹ khởi nghiệp và vẫn giữ vai trò cố vấn cho Bukalapak. Trong khi hai nhà đồng sáng lập Rasyid và Herucahyono đều đã rời công ty. Tuy nhiên, trong 100 ngày làm việc đầu tiên của Kaimuddin, đại dịch đã bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến hàng triệu tiệm tạp hóa cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Indonesia.
CEO Kaimuddin nhấn mạnh rằng ông sẽ tiếp tục chiến lược “hai chiều”, nói rằng “các ki-ốt rất quan trọng đối với xã hội Indonesia, và cả offline và trực tuyến đều không thể bị loại trừ” trong kỷ nguyên COVID-19. Hiện công ty có khoảng 1,5 triệu thương nhân bán lẻ hoạt động trên ứng dụng Mitra Bukalapak ở 34 tỉnh, thành khắp cả nước, ngay cả ở những địa điểm xa xôi như Nam Halmahera cận West Papua.
Theo công ty nghiên cứu iPrice, Shopee, đơn vị thương mại điện tử của Sea Group Singapore, là nền tảng được truy cập thường xuyên nhất trong quý đầu tiên, tiếp theo là kỳ lân Tokopedia, một công ty được hỗ trợ bởi SoftBank Nhật Bản. Bukalapak xếp thứ ba.
Kaimuddin không quá quan tâm. “Một số người nói ‘người chiến thắng có tất cả’, và trong một số lĩnh vực công nghệ quả đúng như vậy,” ông nói. “Nhưng trong thương mại điện tử, thị trường rất lớn, mọi người thường sẽ có những sự ưa thích riêng khác biệt.”
Nhưng Heru Sutadi, Giám đốc điều hành tại Viện CNTT Indonesia cho rằng, Bukalapak cần phải chọn lọc kỹ các ki-ốt nhỏ lẻ để kinh doanh có lãi.
Có thể bạn quan tâm