Tình cảnh "bi đát" của các hãng hàng không

NHA TRANG 17/06/2021 15:32

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng ngành hàng không đang cực kỳ khó khăn. Vietnam Airlines đang đứng bên bờ vực phá sản, Vietjet Air và Bamboo Airways cũng sắp cạn nguồn lực dự phòng tài chính.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 trong đó nhấn mạnh hàng không là một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch COVID-19.

Vietnam Airlines bên bờ vực phá sản

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh từ 34,5% - 65,9% so với năm 2019; doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.

Nguy hiểm hơn, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 trong giai đoạn cao điểm sát Tết đã khiến doanh thu của ngành hàng không đã giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm sát Tết năm 2020 dịch chưa bùng phát). Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp cũng suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán.

Với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết dự kiến số lỗ 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), dự kiến số lỗ 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.

"Cùng với tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tâm lý khách hàng trên khắp thế giới bị thay đổi, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021, nếu như tình hình Covid-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch bệnh", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết dự kiến số lỗ 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.

Hiện tại số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines đạt tới 6.240 tỷ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn.

"Vietnam Airlines hiện đang đối mặt với rủi ro pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng", báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Vietnam Airlines đã được Quốc hội và Chính phủ đồng ý gói cứu trợ trị giá 12.000 tỷ đồng, trong đó có 4.000 tỷ đồng từ vay với lãi suất ưu đãi và 8.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, theo một dự thảo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH & ĐT) mới đây, Vietnam Airlines vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ 12.000 tỷ này.

Với kế hoạch phát hành tăng vốn, Vietnam Airlines đến nay vẫn chưa công bố bản cáo bạch và các nghị quyết HĐQT liên quan, chưa chốt danh sách cổ đông được quyền mua và chưa xác định giá phát hành. Vì vậy, có thể phải mất nhiều tháng nữa Tổng công ty này mới có thể hoàn tất thủ tục chào bán và thu về 8.000 tỷ đồng từ cổ đông.

Chứng khoán HSC cho biết Vietnam Airlines có thể phát hành 592,5 triệu cổ phiếu HVN mới trong nửa cuối năm 2021 với giá 13.500 đồng/cp. Cổ đông Nhà nước đang sở hữu hơn 86% vốn điều lệ sẽ là lực lượng chính tham gia bơm vốn cho Vietnam Airlines.

Với khoản vay hỗ trợ lãi suất 4.000 tỷ đồng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các nghị quyết liên quan, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại từ ngày 5/4. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6 Vietnam Airlines chưa nhận được khoản vay này.

Chứng khoán HSC cho rằng Vietnam Airlines có thể sẽ được vay trong tháng 6-7/2021.

Theo Bộ KH & ĐT, các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp, hoặc không gia hạn, không cấp tiếp hạn mức tín dụng.

Số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines đã lên tới hơn 6.200 tỷ đồng, khiến Tổng công ty này rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.

"Vietnam Airlines hiện đang đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng", dự thảo báo cáo của Bộ KH & ĐT nhận định.

Quý I năm nay, Vietnam Airlines lỗ ròng kỷ lục gần 5.000 tỷ. Tính đến ngày 31/3, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.030 tỷ đồng, lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ. Nếu thua lỗ thêm một quý nữa, nhiều khả năng Tổng công ty sẽ âm vốn chủ sở hữu và bị hủy niêm yết khỏi HOSE, chuyển xuống giao dịch ở UPCoM.

Bamboo, Vietjet cũng không khả quan hơn

Đối với các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airlines và Vietjet, trong năm 2020 đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì được sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản và các dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước.

Tuy nhiên, dự báo hoạt động cuả các hãng này sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021 và đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Trong đó, Vietjet ước tính thiếu hụt 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

 Zing Cảnh vắng lặng chưa từng có ở ga quốc tế Tân Sơn Nhất

COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới ngành hàng không.

Trong khoảng hai tuần gần đây, Vietjet đã phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp để tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động.
Năm 2020, Vietjet Air báo cáo lợi nhuận sau thuế gần 69 tỷ, Bamboo Airways cũng lãi ròng hơn 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này đạt được là nhờ hàng nghìn tỷ đồng thu nhập bất thường từ hoạt động tài chính.

Trong quý I/2021, Vietjet tiếp tục ghi nhận lãi sau thuế 123 tỷ, một phần nhờ vào doanh thu tài chính gần 1.400 tỷ.

Từ những khó khăn trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao các cơ quan Bộ, ngành và các tổ chức liên quan cần tiếp tục đồng hành nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo mục tiêu kép: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp ổn định, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời đảm bảo phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả. Theo đó, bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất: Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản vay tín dụng trong năm 2021 - 2023 cho các hãng hàng không với mục đích giúp các hãng tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động và phát triển, tương tự như gói hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airlines.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải cho phép kéo dài thời gian giảm 50% phí dịch vụ cất, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành bay cùng với thời gian áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành Hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá cho đến hết năm 2021.
Bộ Tài chính cần sửa đổi Quyết định số 87 về điều kiện giao dịch ký quỹ cho phép các doanh nghiệp hàng không và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 không bị cắt margin (giao dịch ký quỹ) khi lợi nhuận âm hai quý liên tục. Nghiên cứu trình Chính phủ và ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 1148/2020/UBTỴQH14 ngày 21/12/2020 về việc tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít cho đến hết 31/12/2021 theo hướng áp mức 1.000 đồng/lít (vẫn thuộc khung quy định theo Luật Thuế bảo vệ môi trường).

Có thể bạn quan tâm

  • Cục Hàng không

    Cục Hàng không "lăn tăn" đề xuất lập hãng bay của "Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn

    11:00, 14/06/2021

  • Vietjet thử nghiệm IATA Travel Pass cho hoạt động hàng không quốc tế

    Vietjet thử nghiệm IATA Travel Pass cho hoạt động hàng không quốc tế

    09:08, 11/06/2021

  • DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Johnathan Hạnh Nguyễn lấn sân sang hàng không chở hàng

    DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Johnathan Hạnh Nguyễn lấn sân sang hàng không chở hàng

    11:19, 06/06/2021

  • Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn:

    Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn: "IPP Air Cargo không cạnh tranh vận chuyển hành khách với các hãng hàng không"

    03:30, 05/06/2021

  • Hỗ trợ giảm phí, lệ phí: 3 kiến nghị, 6 đề xuất của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không

    Hỗ trợ giảm phí, lệ phí: 3 kiến nghị, 6 đề xuất của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không

    05:45, 02/06/2021

  • Thử nghiệm “hộ chiếu sức khỏe điện tử” từ tháng 6 “cứu” du lịch và hàng không?

    Thử nghiệm “hộ chiếu sức khỏe điện tử” từ tháng 6 “cứu” du lịch và hàng không?

    11:00, 31/05/2021

NHA TRANG