Didi Chuxing liệu có rơi vào “vết xe đổ” của Ant Group?

NGUYỄN CHUẨN 21/06/2021 04:46

Mới đây, Didi Chuxing, công ty gọi xe lớn nhất Trung Quốc đã nộp hồ sơ đăng ký cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhưng mọi thứ liệu có đơn giản và dễ dàng cho Didi Chuxing?

Được sự hậu thuẫn bởi các công ty đầu tư công nghệ lớn nhất châu Á như là SoftBank, Alibaba hay Tencent. Một số nguồn tin quen thuộc cho rằng, Didi có thể huy động được khoảng 10 tỷ USD và tìm kiếm mức định giá gần 100 tỷ USD, với một kỳ vọng sẽ vượt qua cả “gã khổng lồ” Uber.

Didi Chuxing, công ty gọi xe lớn nhất Trung Quốc đã công khai hồ sơ đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Didi Chuxing, công ty gọi xe lớn nhất Trung Quốc đã công khai hồ sơ đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Dưới cái tên chính thức là Xiaoju Kuaizhi, Didi Chuxing ban đầu nộp hồ sơ bí mật vào tháng 4 và vẫn đang xem xét việc niêm yết giữa hai sàn New York hay là Nasdaq, theo báo cáo.

Được thành lập ở Bắc Kinh cách đây 9 năm, Didi bắt đầu là một dịch vụ gọi taxi trước khi mở rộng sang các hình thức vận tải khác. Vào năm 2015, họ đã hợp nhất với một đối thủ ở Trung Quốc khác, Kuaidi Dache, để tạo thành Didi Chuxing. 

Kể từ đó, Didi đã thống trị thị trường gọi xe ở Trung Quốc. Thậm chí, vào năm 2016, Uber, công ty đã không tiếc tiền chi mạnh cho việc phát triển ở Trung Quốc, cũng đã phải bán các hoạt động tại nơi này cho Didi. Uber sau đó đã được cấp một số cổ phần trong công ty. 

Cho đến thời điểm hiện tại, Didi đang hoạt động tại 15 quốc gia, bao gồm cả các nước châu Mỹ Latin như Brazil và Mexico, phục vụ hơn 493 triệu người dùng hoạt động hàng năm và cung cấp 41 triệu giao dịch hàng ngày trung bình trong 12 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2021.

Tuy vậy, doanh thu năm 2020 của Didi lại bị sụt giảm 8% xuống còn 21,63 tỷ USD, do lượng hành khách giảm trong thời gian đại dịch. Công ty đã lỗ 1,6 tỷ USD vào năm ngoái, và giống như hầu hết các công ty dịch vụ gọi xe, Didi vẫn chưa có lãi. 

Việc Didi đã sẵn sàng IPO tại Mỹ đang cho thấy, có một làn sóng các công ty công nghệ châu Á tìm kiếm những nguồn vốn từ các nhà đầu tư Mỹ. Đầu năm nay, Grab, công ty đặt xe lớn nhất Đông Nam Á, đã đạt được thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với một SPAC để niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ.

Đầu năm nay, Grab, công ty đặt xe lớn nhất Đông Nam Á, đã đạt được thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với một SPAC để niêm yết cổ phiếu tại Mỹ.

Đầu năm nay, Grab, công ty đặt xe lớn nhất Đông Nam Á, đã đạt được thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với một SPAC để niêm yết cổ phiếu tại Mỹ.

Song, các chuyên gia phân tích cho rằng, đợt IPO của Didi có thể sẽ bị xem xét một cách kỹ lưỡng trong bối cảnh Bắc Kinh đang ra tay đàn áp những gã khổng lồ công nghệ trong nước. 

Kể từ cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã bắt đầu cuộc đàn áp đối với cái gọi là các công ty nền tảng, khi tìm cách loại bỏ tận gốc hành vi độc quyền giữa các công ty internet. Có vẻ như Trung Quốc đã và đang tìm cách kiềm chế sức mạnh kinh tế và xã hội của những nền tảng từng được quản lý lỏng lẻo, một cuộc đàn áp do Chủ tịch Tập Cận Bình hậu thuẫn. 

Vào tháng 4, Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) đã áp dụng khoản tiền phạt 2,75 tỷ USD đối với Alibaba, một kỷ lục đối với cơ quan này.

Trước đó, vào tháng 3, SAMR đã phạt công ty đăng ký đứng sau nền tảng mua nhóm cộng đồng Chengxin Youxuan của Didi 1,5 triệu nhân dân tệ (233.656 USD) cùng với 4 công ty khác, với lý do "hành vi định giá không phù hợp".

Ngoài ra, SAMR còn đang điều tra xem Didi có sử dụng bất kỳ hành vi cạnh tranh nào để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn một cách không công bằng hay không. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng đang kiểm tra xem liệu cơ chế định giá được sử dụng bởi hoạt động kinh doanh dịch vụ gọi xe cốt lõi của Didi có đủ minh bạch hay không?

Và dù mới đây, Didi tiết lộ rằng họ và hơn 30 công ty internet khác của Trung Quốc đã gặp gỡ các cơ quan quản lý, bao gồm cả SAMR. Các cơ quan quản lý yêu cầu các công ty tiến hành "tự kiểm tra" và đệ trình các cam kết tuân thủ. Các công ty được yêu cầu xác định và sửa chữa các vi phạm có thể có về chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, thuế và các luật và quy định liên quan khác.

Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng, tác động của cuộc điều tra đối với đợt IPO của Didi vẫn còn chưa rõ ràng. Một số nguồn tin cho rằng, những vi phạm trong định giá và cạnh tranh không lành mạnh sẽ được coi là những hành vi phạm tội tương đối nhỏ, điều này đã giúp Didi có đủ sự tự tin để tiến tới kế hoạch IPO.

Bên cạnh đó, Didi cũng đang có một thế mạnh lớn khi đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 13 triệu lái xe hoạt động hàng năm ở Trung Quốc, đây có thể coi là một yếu tố chính tạo ra thái độ khoan dung hơn từ Bắc Kinh.

Cheng Wei người đồng sáng lập Didi Chuxing.

Cheng Wei người đồng sáng lập Didi Chuxing.

Người sáng lập Cheng Wei và Jean Liu trong một lá thư gửi kèm theo hồ sơ cho biết: “Chúng tôi mong muốn trở thành một công ty công nghệ toàn cầu thực sự”. Song, dù sao tấm gương Ant Group của “gã khổng lồ” Alibaba bị “rút phích cắm” ngay trước thời điểm IPO cũng sẽ khiến Didi Chuxing phải cẩn trọng hơn nữa trong cách hành xử.

Có thể bạn quan tâm

  • Didi Chuxing nối tiếp xu hướng IPO tại Mỹ của các công ty công nghệ Trung Quốc

    Didi Chuxing nối tiếp xu hướng IPO tại Mỹ của các công ty công nghệ Trung Quốc

    04:50, 13/06/2021

  • Tương lai nào chờ đón Didi Chuxing sau IPO?

    Tương lai nào chờ đón Didi Chuxing sau IPO?

    04:20, 25/03/2021

  • Toyota đầu tư 600 triệu USD, lập liên doanh với startup Trung Quốc Didi Chuxing

    Toyota đầu tư 600 triệu USD, lập liên doanh với startup Trung Quốc Didi Chuxing

    04:19, 27/07/2019

  • Startup Didi Chuxing gia nhập cuộc cách mạng xe điện ở Trung Quốc

    Startup Didi Chuxing gia nhập cuộc cách mạng xe điện ở Trung Quốc

    05:16, 01/02/2019

  • Didi Chuxing: Lời cảnh tỉnh với các start-up kỳ lân Trung Quốc

    Didi Chuxing: Lời cảnh tỉnh với các start-up kỳ lân Trung Quốc

    06:11, 04/09/2018

NGUYỄN CHUẨN