Chi phí đầu vào đè nặng Unilever

NGUYỄN CHUẨN 22/02/2022 11:07

Chi phí đầu vào tăng vọt đang là một trong những thách thức lớn đối với Unilever.

>>>Đằng sau chiến lược mới của Unilever

 Unilever sẽ phải đối mặt với khoản thiệt hại hơn 2 tỷ EUR trong nửa đầu năm 2022.

Unilever sẽ phải đối mặt với khoản thiệt hại hơn 2 tỷ EUR trong nửa đầu năm 2022.

Chi phí đầu vào tăng mạnh đã gây áp lực tăng giá thành sản phẩm của Unilever. Đây là đón giáng mạnh vào hóa đơn mua sắm của các hộ gia đình trên toàn thế giới trong năm nay, khiến sức mua chững lại. Đáng quan ngại hơn, điều này cũng làm mỏng biên lợi nhuận của Unilever. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động cơ bản của Unilever được dự báo sẽ giảm xuống từ 16-17% so với mức giảm 18,4% của năm ngoái.

Trên thực tế, Unilever đang phải vật lộn với sự gia tăng của các loại chi phí nguyên liệu, năng lượng, vận tải và nhân công. Giám đốc tài chính Unilever Graeme Pitkethly cho biết tập đoàn này sẽ phải đối mặt với khoản thiệt hại hơn 2 tỷ EUR (2,3 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2022, và khoản thiệt hại này sẽ giảm xuống còn khoảng 1,5 tỷ EUR trong nửa cuối năm nay.

  • Bách Hóa Xanh bước sang giai đoạn 2 của chiến lược đánh chiếm thị phần?
  • Doanh nghiệp đau đầu về những "chiếc ghế trống"

Ông Susannah Streeter, Chuyên gia phân tích thị trường và đầu tư cấp cao tại Hargreaves Lansdown cho biết, lạm phát bùng phát khắp nơi trên thế giới như một lời cảnh báo lớn cho Unilever, và điều tồi tệ nhất đối với tập đoàn này có thể còn chưa đến.

“Chi phí đầu vào đang tăng chóng mặt khiến giá cả hàng hóa cũng bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Trong bối cảnh “thắt lưng buộc bụng” vì chi phí sinh hoạt gia tăng, khách hàng sẽ không chấp nhận việc tăng giá vô thời hạn, mà có thể sẽ chuyển sang các lựa chọn khác. Đó sẽ là những thách thức thực sự cho sự tăng trưởng của Unilever trong năm nay”, ông Susannah Streeter nhận định.

Với việc đang sở hữu 400 thương hiệu, có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó họ đặt chân tới Việt Nam từ năm 1995, các chuyên gia cho rằng, nếu Unilever không tái cấu trúc mạnh mẽ, từ chiến lược sản xuất, kinh doanh đến nhân sự, thì sẽ đối mặt với những khó khăn chồng chất trong năm nay, nhất là khi áp lực lạm phát dự kiến sẽ còn kéo dài do chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn đứt gãy, khủng hoảng năng lượng chưa có hồi kết, đặc biệt sức mua của người tiêu dùng cũng đang suy giảm mạnh vì đại dịch COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

  • "Cú bắt tay" đầu tiên của Logos và Manulife tại Việt Nam

    04:00, 19/02/2022

  • Hyundai Thành Công – ông trùm ô tô kín tiếng “lấn sân” ngân hàng

    Hyundai Thành Công – ông trùm ô tô kín tiếng “lấn sân” ngân hàng

    03:32, 19/02/2022

  • Viettel Money “song kiếm hợp bích”

    Viettel Money “song kiếm hợp bích”

    02:13, 19/02/2022

  • Hành trình đi lên và sụp đổ của đại gia thủy sản Phương Nam

    Hành trình đi lên và sụp đổ của đại gia thủy sản Phương Nam

    11:11, 18/02/2022

NGUYỄN CHUẨN