DHL Express chớp cơ hội Việt Nam "mở cửa bầu trời"
Mới đây, DHL Express đã tăng thêm một chuyến bay chuyên chở hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đang gia tăng.
>>>DHL eCommerce “dừng cuộc chơi” tại Việt Nam?
Theo thông tin từ DHL Express cho biết, đây là đường bay mới, bổ sung cho tuyến A330 TP. Hồ Chí Minh - Hồng Kông của DHL, bay sáu chuyến một tuần và thêm 102 tấn trọng tải một tuần cho các khách hàng tại Việt Nam, tăng 27% lên hơn 940 tấn tổng trọng tải hàng tuần.
Được vận hành bởi Kalitta Air, chiếc máy bay B777F chuyên dụng sẽ bay mỗi tuần một lần giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Sydney, Singapore và Nagoya, trước khi đến trung tâm Cincinnati của nhà sản xuất.
“Gã khổng lồ” vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp về logistics quốc tế của Đức cho biết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa gia tăng từ hoạt động bán hàng thương mại điện tử đã thúc đẩy mạng lưới logistics nội Á và liên lục địa đã được tân trang lại của họ.
Gần đây, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ, thị trường xuất khẩu “kém” nhất của Việt Nam, đang cho thấy sự gia tăng, thúc đẩy ngành vận tải hàng không, với kim ngạch xuất khẩu năm ngoái tăng 24,9% lên 96 tỷ USD.
- Tương lai nào đang đợi ngành logistics Việt Nam?
- Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì đứt gãy chuỗi logistics
Theo Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của DHL Express, Ken Lee cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy nhu cầu dịch vụ hậu cần chuyển phát nhanh giữa các nước trong khu vực Châu Á và Mỹ tăng mạnh”.
“Với việc Việt Nam tiếp tục vươn lên như một trung tâm sản xuất chất bán dẫn, phụ kiện vật liệu may mặc và thiết bị điện tử, chúng tôi tin tưởng chuyến bay bổ sung này sẽ hỗ trợ các khách hàng trong việc phát triển dấu ấn toàn cầu và thâm nhập vào các thị trường mới nổi”, ông Ken Lee cho biết thêm.
Trên thực tế, DHL cũng tin rằng, lĩnh vực chất bán dẫn đang phát triển nhanh của Việt Nam là “một bộ phận chính của ngành công nghiệp điện tử đang phát triển mạnh của đất nước, chiếm khoảng 44% tổng sản lượng xuất khẩu vào năm 2020”.
Cũng theo phát biểu của một đại diện hãng vận chuyển cho biết, Việt Nam đang có một Chính phủ thân thiện với doanh nghiệp, cùng một hệ sinh thái kỹ thuật số mở rộng và nền kinh tế phát triển nhanh đã giúp lĩnh vực này thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn. Samsung, Qualcomm, SK Hynix hay là NXP chỉ là một vài trong số các tập đoàn đa quốc gia đã xây dựng các trung tâm nghiên cứu và nhà máy tại Việt Nam.
“Các nhà sản xuất chip này đã củng cố cơ sở hạ tầng hậu cần của đất nước, từ đó khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty đa quốc gia khác”, DHL cho biết.
Trong khi đó, ảnh chụp nhanh dữ liệu gần đây từ Công ty tư vấn Seabury của Accenture cho thấy, xuất khẩu hàng không của Việt Nam đang ở mức kỷ lục, với khối lượng từ tháng 11 cao hơn tới 83% so với cùng tháng năm 2019. Seabury cho biết con số này tương đương với khoảng 60.000 tấn xuất khẩu hàng không mỗi tháng, hầu hết là các mặt hàng thời trang và các lô hàng công nghệ cao.
Và với việc Việt Nam sẽ mở cửa trở lại với du lịch quốc tế vào ngày 15 tháng 3 tới đây, DHL cho thấy họ chớp cơ hội mở một đường bay chiến lược trong bối cảnh giá cước vận tải vẫn đang ở mức rất cao. Theo TAC Index, giá vận chuyển hiện tại từ Việt Nam sang châu Âu và Mỹ lần lượt là 9,34 USD và 12,27 USD / kg, tăng 82% và 78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm