CEO Gojek Việt Nam và "muôn trùng khó" tại thị trường gọi xe

KHÁNH HÀ 15/07/2020 02:38

Xác định phát triển các sản phẩm mới đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt Gopay đã đặt ra những thách thức không nhỏ với CEO Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức.

Tập đoàn Gojek cho biết đã bổ nhiệm ông Phùng Tuấn Đức làm Tổng Giám đốc, đồng thời sẽ hợp nhất ứng dụng GoViet vào nền tảng của mình. GoJek Việt Nam sẽ vẫn tập trung vào 3 mảng: GoBike, GoSend và GoFood.

Tham vọng 1 triệu lái xe là 1 triệu ATM

Gojek là tập đoàn công nghệ hàng đầu Đông Nam Á và nhà tiên phong của mô hình Super App (siêu ứng dụng) và hệ sinh thái tích hợp.

Phùng Tuấn Đức làm Tổng Giám đốc

Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam.

Được thành lập năm 2010, Gojek tập trung vào các dịch vụ chuyển phát nhanh và gọi xe, trước khi ra mắt ứng dụng điện thoại vào tháng 1/2015 tại Indonesia. Từ đó, Gojek đã phát triển để trở thành Super App hàng đầu ở Đông Nam Á, kết nối người tiêu dùng với một loạt các dịch vụ, từ vận chuyển và thanh toán điện tử, đến giao đồ ăn, giao hàng và nhiều dịch vụ theo yêu cầu khác.

Gojek hiện đang hoạt động trên 207 thành phố ở năm quốc gia Đông Nam Á. Tính đến cuối năm 2019, ứng dụng và hệ sinh thái của Gojek đã được người dùng trên khắp Đông Nam Á tải xuống 170 triệu lần.

Ông Tuấn Đức lý giải xuất phát từ GoJek, trong tiếng Indonesia, hiểu nôm na là "xe ôm". GoJek đã thành công trong những năm qua vì tận dụng được mô hình có sẵn trên thế giới là ride sharing (đi chung xe). Trên thế giới là đi chung xe 4 bánh nhưng với Indonesia, nơi tỷ lệ xe 2 bánh rất cao, thì loại xe này lại phù hợp. Và đến nay, GoJek đã có đến hơn 20 dịch vụ.

CEO GoJek Việt Nam cho rằng, khi nghiên cứu thị trường Việt Nam thì GoJek thấy nhiều điểm tương đồng với Indonesia. Trong 2 năm đầu tiên, GoViet tập trung vào mảng xe 2 bánh, dịch vụ xoay xung quanh xe 2 bánh và đạt được nhiều thành công. "Chúng tôi thực sự nghĩ rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng đã đạt được trong 2 năm vừa rồi", ông Tuấn Đức nói.

Về câu chuyện GoPay, theo ông Tuấn Đức, thanh toán điện tử có nhiều quy định nên gặp khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền ở các quốc gia khác nhau. Với nhu cầu dịch chuyển như hiện tại, GoJek Việt Nam luôn cân nhắc để tìm giải pháp kỹ thuật và hành chính để có thể áp dụng được trong tương lai. Một trong những thành công của GoJek ở thị trường ngoài Việt Nam, đó là biến gần 1 triệu tài xế thành gần 1 triệu ATM di động. Nghĩa là khách hàng có thể rút hoặc nạp tiền qua tài xế. Khách hàng lấy tiền mặt từ tài xế và chuyển khoản cho họ.

Hai điểm mà ông Tuấn Đức nhấn mạnh ở GoJek, đó là innovation (sự sáng tạo), luôn tìm ra các vấn đề chưa được giải quyết và sử dụng công nghệ để xử lý vấn đề đó. Thứ hai, người người lái xe ôm ở Indonesia thường bếp bênh. Thông qua ứng dụng GoViet, thu nhập của đối tác tài xế được nâng lên và ở Việt Nam cũng vậy.

Phùng Tuấn Đức là ai?

Phùng Tuấn Đức từng tốt nghiệp đại học Wesleyan, Mỹ với học bổng 200.000 USD của Wesleyan Freeman. Đây là suất học bổng khá cạnh tranh khi trong 10 năm gần đây mỗi năm trường chỉ dành cho 1 đến 2 suất học bổng cho học sinh Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, anh trở về đầu quân cho Adayroi, website thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tổng hợp VinCommerce, một thành viên thuộc Tập đoàn Vingroup.

Đức Phùng từng là giám đốc mảng Online Groceries, mũi nhọn tạo nên sự khác biệt tiên phong và cạnh tranh của Adayroi.com. Tại đây, anh là người đã xây dựng hệ thống, quy trình và ứng dụng công nghệ mobile vào việc xử lý đơn hàng, giúp Adayroi.com trở thành một trong số ít những trang thương mại điện tử trên thế giới kinh doanh thành công thực phẩm tươi sống ở quy mô lớn.

Sau 1,5 năm làm việc tại sàn thương mại điện tử này, anh tham gia dẫn dắt Cộng Cà Phê trong vai trò Giám đốc vận hành, góp phần chuyển chuỗi thương hiệu này từ giai đoạn khởi nghiệp sang giai đoạn phát triển thần tốc với việc tái cấu trúc công ty, tuyển dụng những vị trí quan trọng và xây dựng khung phát triển cho tương lai…

Năm 2018, khi Go-Viet tiến vào Việt Nam, Đức Phùng được chọn giữ vị trí COO-Giám đốc vận hàng và cũng là 1 trong 4 nhà lãnh đạo cấp cao của nền tảng này. Dù là người trẻ nhất trong đội ngũ lạnh đạo lúc đó, anh vẫn được đánh giá cao vì sở hữu gần 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đa dạng như điều hành nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng như bán lẻ, nhượng quyền, thương mại, như bán lẻ, nhượng quyền, thương mại điện tử và công nghệ thông tin.

Hiện tại, với việc giữ trọng trách CEO Gojek Việt Nam, vị trí vốn bỏ trống một thời gian dài sau khi bà Lê Diệp Kiều Trang rời ghế, Đức Phùng lại một lần nữa được phía Gojek tin tưởng để tiếp tục chặng đường dài trong trận chiến với Grab.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường gọi xe qua app “đỏ lửa”, cửa nào cho GoJek Việt Nam?

    Thị trường gọi xe qua app “đỏ lửa”, cửa nào cho GoJek Việt Nam?

    13:19, 07/07/2020

  • Gojek đấu với Grab

    Gojek đấu với Grab

    11:23, 22/03/2020

  • Gojek nói gì về tin đồn sáp nhập với Grab?

    Gojek nói gì về tin đồn sáp nhập với Grab?

    15:31, 25/02/2020

  • Grab, Lazada, Gojek, Lalamove đều có chung mẫu số này để trở thành những công ty khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á

    Grab, Lazada, Gojek, Lalamove đều có chung mẫu số này để trở thành những công ty khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á

    06:36, 09/07/2019

KHÁNH HÀ