"Giấc mơ lớn" của ông chủ Winsan

KHÁNH HÀ 24/09/2020 03:27

Sau biến cố, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Winsan cho biết đã có nhiều thay đổi, trừ hai điều là niềm tin ở con người và sự bình dân trong triết lý kinh doanh.

Trước khi xảy ra biến cố, doanh nhân Phạm Văn Tam phát hiện có nhiều chuyện cần thay đổi về quản trị trong các doanh nghiệp ông đang quản lý, vừa giữ được thương hiệu cũ nhưng không phải theo cách làm cũ. 

Sau nhiều năm trực tiếp điều hành Tập đoàn điện tử Asanzo ở cương vị Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Văn Tam cho biết quyết định chuyển hướng sang một vai trò mới. Ông chủ Asanzo thành lập Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Winsan và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch, hoạt động dưới mô hình công ty đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Ông Phạm Văn Tam thành lập Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Winsan và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch, hoạt động dưới mô hình công ty đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Ông Phạm Văn Tam thành lập Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Winsan và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch, hoạt động dưới mô hình công ty đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Đại diện Asanzo giải thích, cái tên Winsan lấy ý tưởng từ thuật ngữ "win - win" của nghệ thuật kinh doanh hiện đại, kỳ vọng mang thắng lợi đến cho cả hai bên cùng hợp tác. Nguồn lực ban đầu dự kiến 1.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Khoảng 70% số vốn sẽ tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp trong mảng công nghệ - điện tử.

"Winsan như một chiếc 'bơm trợ lực' cho các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng nhân rộng nhưng còn thiếu nguồn lực tài chính lẫn kinh nghiệm quản trị", ông Tam nói.

Khác với mô hình quỹ khởi nghiệp Asanzo đã triển khai năm ngoái chỉ tập trung vào startup điện tử, phần cứng, Winsan mở rộng danh mục đầu tư thêm nhiều lĩnh vực khác như nha khoa, thực phẩm tiêu dùng, thức uống giải khát... Bên cạnh rót vốn, tập đoàn khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng nhân sự giỏi, chuyên gia đầu ngành để đảm nhận các vị trí cấp cao, hỗ trợ các công ty này bứt phá trên cuộc đua cạnh tranh, giảm tỷ lệ thất bại.

Động thái thành lập Tập đoàn Winsan của ông chủ hãng tivi Việt là bước tiến nhằm mở rộng hệ sinh thái ngành hàng ra khỏi lĩnh vực điện tử gia dụng.

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Văn Tam cho biết, ý tưởng thành lập Winsan là kết quả của một quá trình dài đầu tư, kinh doanh. Đầu tư nhiều công ty lớn nhỏ, nằm rải rác ở nhiều nơi trên cả nước, mỗi một công ty có một vị trí, vai trò riêng từ kinh doanh, phân phối, sản xuất…ông nhận thấy rằng để tránh tình trạng khó kiểm soát tài sản, tiền bạc ở nhiều công tyvcần có 1 công ty để quản lý nguồn vốn chung.

Ông Tam cho biết: "Trước mắt, khi những công ty con trong hệ sinh thái tôi quản lý cần vốn thì Winsan sẽ có vai trò cung cấp, đầu tư vốn. Từ đó tạo nguồn lực để tôi đầu tư những dự án bên ngoài hệ sinh thái, tạo sự đa dạng ngành nghề".

Với kinh nghiệm rót vốn cho các startup 4 năm qua, ông Tam cho biết nếu thấy một lĩnh vực hay, kinh doanh tốt, ông sẽ đầu tư và định hướng ngay cho người chủ đó để phát triển chứ không phải là người tham gia cạnh tranh.

"Lần này, thay vì tự thân vận động như trước đây, tôi sẽ đứng ở vai trò là người lắng nghe để giúp các bạn trẻ trong việc tìm ra hướng đi đúng. Dù cũng có chút thành công nhưng để đi lâu đi xa tôi vẫn thấy chưa ổn, tôi vẫn cần có người đồng hành là các bạn", ông Tam nói.

Ông Phạm Văn Tam đã rời khỏi Ban điều hành của Tập đoàn Asanzo

Ông Phạm Văn Tam đã rời khỏi Ban điều hành của Tập đoàn Asanzo

Ông Tam cũng cho biết: "Asanzo xuất phát điểm là một khởi nghiệp non trẻ, không có nhiều tiềm lực. Khi tôi khởi nghiệp, thiếu vốn do lúc đó một thân một mình ở Sài Gòn không có họ hàng giúp đỡ, không có nhà cửa để thế chấp ngân hàng. Do đó, tôi hiểu được khó khăn của doanh nghiệp mới thành lập. Những vẫn đề về quản trị, tiếp cận nguồn vốn là họ vấn đề thường gặp phải, do đó khát khao của Winsan là chia sẻ khó khăn ban đầu với các startup".

Theo đó, cách thức hoạt động của Winsan không giống mô hình cho vay thông thường, không đầu tư đại trà mà lựa chọn những ngành nghề cụ thể, có sự hiểu biết rõ ràng để đồng hành cùng các startup.

Đồng thời, Winsan sẽ nhắm đến những doanh nghiệp có hoàn cảnh tương đồng với Asanzo khi khởi nghiệp. Đó là những doanh nghiệp có năng lực chuyên môn, tiềm năng phát triển, tuy nhiên chiến lược kinh doanh không rõ ràng và cần một nhà đầu tư am hiểu.

"Quản trị doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Nếu làm không tốt, chủ doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro, không thể phát triển. Đây là bài học được đúc rút từ chính những biến cố Asanzo đã trải qua. Winsan với kinh nghiệm với quản trị, định hướng marketing và nhất là vốn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của các startup", ông Tam kỳ vọng.

Cũng theo Chủ tịch Winsan: "Vốn đi lên từ sản xuất, tôi thiện cảm hơn với các doanh nghiệp sản xuất vì họ tạo ra giá trị thật. Tỷ lệ rủi ro khi đầu tư cho startup về sản xuất cũng thấp hơn so với các loại hình đầu tư khác, đồng nghĩa với việc tỷ lệ lợi nhuận sẽ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi tự tin rằng mức quản trị rủi ro ở mức khả thi nhất, bởi Asanzo cũng từng trải qua những giai đoạn khó khăn, bản thân tôi cũng trải qua nhiều sóng gió, mất mát".

Bên cạnh đó, Chủ tịch Winsan nhìn nhận trong bối cảnh Covid-19 tác động đến nền kinh tế thì thương mại điện tử có cơ hội phát triển, tạo đà cho bất động sản công nghiệp, hậu cần phát triển đáp ứng nhu cầu thuê nhà xưởng, kho bãi. Ngoài ra sự chuyển dịch sản xuất từ những công ty toàn cầu sang Việt Nam cũng mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy bất động sản công nghiệp, hậu cần cũng là một danh mục đầu tư quan trọng mà Winsan sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới.

Mô hình tập đoàn đầu tư được ông chủ Asanzo nung nấu từ khoảng ba năm trở lại đây khi chứng kiến hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao nhờ trao quyền điều hành sản xuất cho các giám đốc trẻ. Đây là các nhân sự được đào tạo từ nước ngoài, tiếp cận lối quản trị doanh nghiệp từ các nền công nghiệp phát triển, xây dựng chiến lược trung và dài hạn. Những phân tích số liệu thị trường giúp dự báo chính xác tình hình kinh doanh, các dây chuyền giảm thiểu lượng hàng tồn dư, cắt giảm chi phí trong khi vẫn đảm bảo chủ động cung cấp nguồn hàng tương ứng với nhu cầu thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Cú

    Cú "mở đường máu" của ông chủ gốm sứ Minh Long

    04:00, 22/09/2020

  • Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường và hành trình thoát khỏi

    Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường và hành trình thoát khỏi "bóng mẹ"

    02:50, 21/09/2020

  • Chuyện chưa kể về tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới

    Chuyện chưa kể về tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới

    03:00, 20/09/2020

  • Tỷ phú tài trợ 270 triệu USD cho Việt Nam cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ai?

    Tỷ phú tài trợ 270 triệu USD cho Việt Nam cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ai?

    03:00, 18/09/2020

  • Ba bí quyết thành công của Giám đốc thương hiệu xả vải P&G toàn cầu Tôn Nữ Tường Vân

    Ba bí quyết thành công của Giám đốc thương hiệu xả vải P&G toàn cầu Tôn Nữ Tường Vân

    03:00, 17/09/2020

KHÁNH HÀ