Đưa phế phẩm vỏ dừa vào mô hình khởi nghiệp kinh tế tuần hoàn

PHƯƠNG THANH 26/08/2022 08:32

Nhận thấy vỏ dừa là nguồn phế phẩm dồi dào có thể tái chế tuần hoàn, nhóm nghiên cứu đã khởi nghiệp thành công từ vỏ dừa thành các mặt hàng vật liệu xây dựng.

>>Nền kinh tế tuần hoàn: Bước đệm phát triển bền vững cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Lợi ích từ sản phẩm tuần hoàn

Chương trình tập huấn giảng viên nguồn “Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức trên nền tảng Zoom ngày 23/ 8/ 2022

Chương trình tập huấn giảng viên nguồn “Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức trên nền tảng Zoom ngày 23/ 8/ 2022

Cây dừa được trồng nhiều nhất tại tỉnh Bến Tre, với diện tích trồng rất lớn khoảng 58.440 ha chiếm 37% tổng diện tích trồng dừa của cả nước. Giá trị sản xuất đạt từ 2.500 tỷ đồng (năm 2015) lên 5.880 tỷ đồng (năm 2020). Kim ngạch xuất khẩu từ 183 triệu USD (năm 2015) lên 347 triệu USD (năm 2020), cho thấy dừa là cây nông nghiệp đem lại lợi nhuận kinh tế chủ lực của tỉnh.

Không chỉ thu hoạch cơm và nước dừa, mà vỏ dừa cũng có thể tận dụng để tái chế thành các sản phẩm vật liệu xây dựng đem lại giá trị kinh tế cao. Với tỷ lệ khá lớn chiếm (hơn 30 % khối lượng trái dừa), vỏ dừa đã trở thành phụ phẩm có khối lượng nhiều nhất để tái chế thành các sản phẩm tuần hoàn có độ bền đẹp, chắc và rất nhẹ được sử dụng trong gia đình và công trình xây dựng.

Cụ thể về mô hình khởi nghiệp, trong Chương trình tập huấn giảng viên nguồn “Kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/ 8/ 2022, ông Nguyễn Việt Hưng CEO của Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Năng lượng Việt Nam, đồng thời là Chuyên gia kinh tế năng lượng của Hội đồng Năng lượng Thế giới tại Việt Nam đã chia sẻ lợi ích về ứng dụng của “phế phấm” nông nghiệp từ cây dừa thành các sản phẩm vật liệu xây dựng.

Sản phẩm gỗ ép được tái chế từ xơ dừa của Việt Nam

Sản phẩm gỗ ép được tái chế từ xơ dừa của Việt Nam

Ông Hưng cho biết sản phẩm ván gỗ ép từ xơ dừa được đánh giá có chất lượng cao hơn hẳn vật liệu thông thường như chống cháy, chống thấm nước, có tên gọi là Renewable wood khi được thương mại.

Nhưng theo ông Hưng, mặc dù được công nhận là công trình nghiên cứu, được cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm tuần hoàn nhưng đầu ra của các sản phẩm được tái chế này vẫn đang loay hoay chưa tiếp cận được thị trường, chưa đưa sản phẩm vươn ra ở tầm khu vực.

Mặc dù tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu, phát minh sáng chế có liên quan đến cây dừa đã có những thành tựu nhất định, trong mô hình chuyển dịch của kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn như công trình sáng chế vật liệu dạng tấm từ vỏ dừa của Trần Thị Kim Oanh; địa chỉ: 25-302, 536/180 đại lộ Bình Dương, tổ 14 khu 1, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Sản phẩm vật liệu dạng tấm từ dừa của chị Oanh có điểm đặc biệt là kết hợp được các đặc tính ưu việt từ toàn bộ thành phần của vỏ dừa để làm vật liệu dạng tấm với quy trình đơn giản. So với vật liệu xây dựng từ gỗ, đá trên thị trường, vật liệu dạng tấm từ vỏ dừa có giá thành rẻ với độ cứng, độ bền và độ ngót tốt hơn. Ngoài ra ưu điểm của sản phẩm, có độ cứng như đá nhưng không giòn, có thể cưa, cắt, bào, mài được như gỗ, không thấm nước, chống mối mọt với màu sắc đẹp tự nhiên.

Gỗ ép xơ dừa của Châu Âu được sử dụng rộng rãi

Gỗ ép xơ dừa của Châu Âu được sử dụng rộng rãi

Sáng chế thứ 2 được ông Hưng giới thiệu của nhóm khởi nghiệp là sản phẩm vật liệu xây dựng bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa của tác giả : Nguyễn Tấn Khoa; địa chỉ: 22/28 Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP. HCM. 

Sản phẩm gáo dừa là nguồn phụ phẩm rất lớn trong công nghiệp chế biến dừa. Việc sử dụng gáo dừa để làm than hoạt tính hay đồ mỹ nghệ chỉ tận dụng được một lượng gáo dừa rất nhỏ. Trong khi đó, gáo dừa lại có màu sắc tự nhiên với độ cứng, dẻo phù hợp để chế tạo thành mặt hàng bê tông (vật liệu xây dựng).

Cụ thể bê tông gáo dừa có khối lượng thể tích 1.400 – 1.700 kg/m3, thuộc loại bê tông nhẹ, cường độ chịu nén từ 50 – 100 kg/cm2 (so với tiêu chuẩn để làm tường là 30 kg/cm2), và được tạo hình dạng tấm theo kích thước mong muốn (30 x 60 cm, 40 x 80 cm hoặc 50 x 100 cm) bằng phương pháp rung ép. Sản phẩm có khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm tốt, chịu ăn mòn trong môi trường nước ngọt, mặn, nợ. Sản phẩm có trọng lượng nhẹ giúp giảm sức nặng cho sàn nhà. Đặc biệt tiết kiệm được 20% chi phí xây dựng so với chi phí xây nhà bằng vật liệu truyền thống. Điểm cộng của sản phẩm vật liệu xây dựng tái chế này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát thải và loại trừ hệ lụy từ việc phá núi để lấy đá xây dựng.

Tìm đầu ra cho sản phẩm

>>Phục hồi nền kinh tế xanh “sứ mệnh” của doanh nghiệp khởi nghiệp

Trước đó, từ tháng 06/2014 đến tháng 06 năm 2017, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Cần Thơ do TS. Trương Chí Thành đứng đầu đã thực hiện đề án “Hoàn thiện công nghệ tách sợi, chế tạo các dạng bán thành phẩm từ sợi dừa và ứng dụng cho vật liệu composite” 

Đề tài đã hoàn thiện công nghệ bao gồm qui trình và thiết bị để tách, chế tạo các dạng bán thành phẩm từ sợi dừa dạng thẳng và dạng rối để làm nguyên liệu gia công vật liệu composite (Mã số đề tại 16688/2019 công bố tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia).

REPOWER hỗ trợ quảng bá miễn phí một năm đầu để giúp ngành phế phẩm từ nông nghiệp của Việt Nam bước chân ra ngoài khu vực

REPOWER hỗ trợ quảng bá miễn phí một năm đầu để giúp ngành phế phẩm từ nông nghiệp của Việt Nam bước chân ra ngoài khu vực

Tuy nhiên, cho đến nay, những phát minh sáng kiến này chưa thực sự thương mại hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp, cũng như môi trường tại Việt Nam.

Trước những bất cập đó, Sàn TMĐT Năng lượng Việt Nam (REPOWER) đã hợp tác cùng với Hội đồng Năng lượng Thế giới tại Việt Nam đã tạo riêng 1 ngành hàng “Vật liệu tái chế, xử lý môi trường” được giao dịch trên sàn. REPOWER hỗ trợ quảng bá miễn phí một năm đầu để giúp ngành phế phẩm từ nông nghiệp của Việt Nam bước chân ra ngoài khu vực.

“Tôi mong rằng, nền tảng này sẽ giúp cho các nhà phát minh sáng chế có cơ hội tìm kiếm được nhiều đối tác, các nguồn lực đầu tư để thương mại hóa sản phẩm, các công trình nghiên cứu nhằm nâng cao giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn nhanh và hiệu quả”- Đại diện Sàn TMĐT Năng lượng Việt Nam chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nền kinh tế tuần hoàn: Bước đệm phát triển bền vững cho doanh nghiệp khởi nghiệp

    Nền kinh tế tuần hoàn: Bước đệm phát triển bền vững cho doanh nghiệp khởi nghiệp

    09:42, 23/08/2022

  • Khai giảng Khóa tập huấn giảng viên nguồn về nền kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

    Khai giảng Khóa tập huấn giảng viên nguồn về nền kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

    09:18, 23/08/2022

  • Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

    Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

    04:30, 13/08/2022

  • Nestlé Việt Nam chia sẻ các sáng kiến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn

    Nestlé Việt Nam chia sẻ các sáng kiến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn

    14:42, 10/08/2022

  • Khởi nghiệp từ cây bồn bồn

    Khởi nghiệp từ cây bồn bồn

    01:30, 25/08/2022

  • Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục

    Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục

    02:13, 24/08/2022

PHƯƠNG THANH