Chuyển đối số trong nông nghiệp bắt buộc phải làm, đó là yêu cầu tất yếu trong quá trình Việt Nam hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
>>MobiAgri bắt nhịp chuyển đổi số nông nghiệp
Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, về vai trò của chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn hiện nay.
- Chuyển đổi số có vai trò gì trong nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thưa ông?
Cũng như nhiều ngành nghề kinh tế khác, nông nghiệp cũng không nằm ngoài vòng chuyển đổi số. Ở nước ta giá trị cốt lõi của chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện nay là đưa được những giải pháp công nghệ đột phá dựa trên nền công nghệ số đến người sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà nó cần thay đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp được thiết kế ngay từ ban đầu. Nhắc đến công nghệ 4.0, thường chúng ta chỉ nghĩ tới công nghệ số, trong khi đó cuộc cách mạng 4.0 nó là tích hợp bởi các nền công nghệ như, vật lý học, sinh vật học, công nghệ nhân tạo, trí tuệ nhân tạo,…Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình thay đổi mô hình sản xuất lấy công nghệ làm nền tảng, ứng dụng công nghệ vào tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tận dụng tối đa các nguyên liệu, phế phụ phẩm, tái chế chúng thành các sản phẩm, tạo thành cơ chế tuần hoàn trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững trong tương lai. Nghĩa là muốn có nền kinh tế tuần hoàn thì phải đạt được sản xuất tuần hoàn, mà muốn sản xuất tuần hoàn thì phải chuyển đổi số. Vậy nên để có nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn cần đẩy nhanh công tác chuyển đổi số, áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ vào mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp.
Như chúng ta đã biết, kinh tế tuần hoàn không phải phát minh mới, mà là kinh nghiệm của đời sống xã hội, Việt Nam mất hơn 30 năm để làm kinh tế nông nghiệp tuyến tính và nguồn gốc của nền kinh tế tuần hoàn chính là kinh tế tuyến tính phát triển lên, mà nguyên tắc trong sản xuất nông nghiệp là việc dư thừa đậm đặc sẽ dẫn đến ô nhiễm. Hiện nay, nếu làm nông nghiệp mà không ứng dụng chuyển đổi số vào mô hình sản xuất kinh doanh thì sẽ không phải là nền kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn sẽ giải quyết các vấn đề xử lý các phế phụ phẩm dư thừa mà lâu nay của sản xuất nông nghiệp thành sản phẩm trở lại thị trường.
Thực tế, trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta nhiều chỗ đã áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp nhưng rất hạn chế, nó chỉ giải quyết được 1 phần trong sản xuất chứ chưa hẳn là làm kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn hiện nay phải được thiết kế từ ban đầu hoàn toàn được dựa theo nền tảng của công nghệ, bằng các giải pháp xử lý tối đa để đem lại lợi ích tổng thể.
Chuyển đối số trong nông nghiệp bắt buộc phải làm, đó là yêu cầu tất yếu trong quá trình Việt Nam hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, bước đầu chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp còn làm giảm chi phí, giảm thiểu tôi đa ôn nhiễm môi trường, tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm. Ngoài ra, còn có thể kết hợp trong du lịch sinh thái nông nghiệp… tạo thành mô hình kinh tế tuần hoàn.
>>Mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn
- Những thách thức nào trong việc số hóa nông nghiệp để hướng tới kinh tế nông nghiệp tuần hoàn hiện nay? Thưa ông?
Số hóa ngành nông nghiệp đang đứng trước một thách thức rất lớn bởi trình độ tiếp cận công nghệ của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bước đầu khá tốn kém, khiến người dân e ngại, ngoài ra việc tiếp cận nguồn lực để phát triển nông nghiệp rất khó khăn…. Đặc biệt là thiếu dữ liệu thông tin đặt ra nhiều thách thức lớn ngành nông nghiệp. Trong khi sản xuất, phân phối chủ yếu theo phương thức truyền thống không còn phù hợp.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp hiện nay đang đối mặt nhiều rủi ro. Đầu tiên là vấn đề thị trường. Bà con nông dân rất thiếu thông tin về thị trường, các tiêu chuẩn và kênh bán hàng. Vì thế, hiện tượng được mùa mất giá vẫn còn xảy ra khá thường xuyên. Bà con nông dân và các hộ sản xuất nông nghiệp cần nhiều thông tin để có thể khắc phục những rủi ro nêu trên. Tuy vậy, cái khó nhất của bà con là tiếp cận thông tin và có thể ra quyết định sản xuất chính xác hơn.
Rào cản lớn nhất đây chính là nhận thức của người dân về chuyển đổi số, họ không hiểu hết được chuyển đổi số là chuyển đổi những gì, chưa có mô hình, hay lớp đào tạo nào để hướng dẫn người dân triển khai cả, ngay cả các doanh nghiệp làm nông nghiệp cũng chưa nắm được hết ý nghĩa của chuyển đổi số.
- Vậy, ông có kiến nghị gì để Việt Nam có nền kinh tế nông nghiệp thông minh?
Thứ nhất, dù nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đã được nói đến rất nhiều nhưng cụ thể thế nào thì cần tuyên truyền xác thực, hướng dẫn cụ thể nhiều hơn, đặc biệt là về các mô hình, công nghệ có thể áp dụng từ đầu vào đến đầu ra của chuỗi sản xuất nông nghiệp. Cần có những mô hình chuyển đổi số rõ ràng, câu chuyện chuyển đổi số không phải của riêng ai nó mang tính xã hội rất lớn.
Hai là phải có danh mục các thiết bị, công nghệ của nền nông nghiệp mới, của các nước phát triển cũng như của Việt Nam và trưng bày trong các phòng thí nghiệm, triển lãm.
Ba là đào tạo người nông dân mới để họ có phong cách, ý thức trách nhiệm mới, có những lớp đào tạo, tập huấn sâu sát để họ thấy được hình bóng của mình như thế nào trong cuộc cách mạng này.
Bốn là phải tạo được hệ sinh thái nông nghiệp đều và đồng bộ, tránh tình trạng có sản phẩm mà không tìm được đầu ra, hoặc có đầu ra lại không tìm được giống, công nghệ chế biến.
Năm là chuyển đổi số cần liên kết các bộ, ban, ngành, tạo ra chuỗi giá trị mang tính chung là phát triển nền kinh tế.
Cuối cùng Chính phủ phải có cơ chế, chính sách để vận hành, thúc đẩy, xây dựng lộ trình phù hợp, tạo ra các giá trị bền vững của sản phẩm.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Thái Bình cần đột phá trong Chuyển đổi số
10:01, 12/08/2022
MobiAgri bắt nhịp chuyển đổi số nông nghiệp
19:43, 12/07/2022
Đồng Tháp: Chuyển đổi số nông nghiệp và câu chuyện nhìn từ địa phương
10:47, 09/11/2021
Có thể bạn quan tâm
Nestlé Việt Nam chia sẻ các sáng kiến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn
14:42, 10/08/2022
23 - 25 - 27/08: Khóa tập huấn Kinh tế tuần hoàn cho các giảng viên
23:35, 04/08/2022
Mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn
06:37, 30/07/2022
Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền kinh tế phát triển không phế thải
06:36, 24/07/2022