Đồng Tháp: Chuyển đổi số nông nghiệp và câu chuyện nhìn từ địa phương

MINH NGỌC 09/11/2021 10:47

Từ một tỉnh ùn ứ nông sản vì dịch bệnh, Đồng Tháp đã lật ngược tình thế trong thời gian ngắn nhờ tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử.

Thực tế trên cho thấy, đẩy nhanh chuyển đổi số, thúc đẩy thương mại điện tử được xem là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt. Đây không chỉ là một xu thế ngắn hạn mà là một hành trình xuyên suốt liền mạch để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp.

Kênh tiêu thụ truyền thống không bền vững

Nhận định trên được đưa ra trong toạ đàm “Thương mại số minh bạch, đa giá trị thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây

Vụ trưởng Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Vũ Hồng Thanh đánh giá: “Chuyển đổi số được xem là cơ hội lớn cho lĩnh vực nông nghiệp nước ta hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài, đồng thời nâng tầm giá trị nông sản Việt trong thị trường nội địa và quốc tế”.

Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính Vũ Chí Kiên cũng nêu quan điểm, chuyển đổi số là nhân tố giúp nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới khi hạ tầng internet, viễn thông-công nghệ thông tin được đầu tư, khả năng tiếp cận công nghệ của người dân tăng lên.

 Các Diễn giả tham gia tại buổi Toạ đàm

Các Diễn giả tham gia tại buổi Toạ đàm

Tuy nhiên, bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh thẳng thắn nhìn nhận, sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiện vẫn còn nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tác động từ bên ngoài như: đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu,… ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp.

Đồng tình với quan điểm trên, các diễn giả trong toạ đàm cho rằng, thực trạng nền nông nghiệp nông thôn của Việt Nam nói chung là có số lượng lớn hộ nông dân nhưng quy mô canh tác nhỏ, vốn đầu tư ít, thiết bị cũ lạc hậu. Điều này dẫn đến sự thiếu hợp tác, sản xuất manh mún, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Trước những biến động của thị trường, đặc biệt là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nếu vẫn giữ cách làm truyền thống, nông sản Việt Nam  sẽ khó phát triển bền vững.

TMĐT là trọng tâm cần thực hiện

Tại toạ đàm, các diễn giả đã cùng thảo luận câu chuyện về chuyển đổi số, ứng dụng TMĐT tại Đồng Tháp và những bài học rút ra từ địa phương này. Đồng Tháp là địa phương nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, đứng đầu toàn quốc về xuất khẩu lương thực, thực phẩm nhưng không nằm ngoài tình trạng trên.

Chính vì vậy, để phát huy hết tiềm năng của địa phương, Đồng Tháp tiên phong xây dựng thực hiện chuyển đổi số cấp tỉnh theo chương trình chuyển đổi số quốc gia dựa trên 3 trụ cột chính gồm: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Trong chủ trương đó, Đồng Tháp xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của CĐS nhằm tạo dựng hệ sinh thái số nông nghiệp.

Chia sẻ cụ thể hơn về đường hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện thẳng thắn cho biết: “Đồng Tháp xác định chuyển đổi số và ứng dụng TMĐT là một trong những giải pháp trọng tâm cần thực hiện. TMĐT không còn là sự lựa chọn mà là xu thế bắt buộc để các hộ sản xuất nông nghiệp, cơ sở kinh doanh tại Đồng Tháp tồn tại và phát triển. Thay vì chỉ tập trung vào số lượng, nông nghiệp Đồng Tháp hướng đến nâng cao chất lượng nông sản và TMĐT là kênh hữu hiệu để thực hiện định hướng đó”.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp Nguyễn Lâm Thanh Thủy cho biết thêm, Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn mà bao gồm cả các cơ sở kinh doanh du lịch cũng sẽ có gian hàng, tham gia giao dịch trên sàn TMĐT.

TMĐT đã chứng minh vai trò quan trọng đem lại sự phát triển bền vững cho kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp trong đợt dịch COVID-19 bùng phát vừa qua.

TMĐT đã chứng minh vai trò quan trọng đem lại sự phát triển bền vững cho kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp trong đợt dịch COVID-19 bùng phát vừa qua.

Làm rõ hơn ý trên, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp Ngô Quang Tuyên nêu thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện có 60 điểm du lịch và 40 điểm đang xây dựng. Các địa điểm phát triển du lịch nông thôn đem lại thu nhập cao gấp 1,5-2 lần so với các hộ thuần nông nghiệp. Nhiều hộ làm du lịch nông nghiệp trên địa bàn đã tiếp cận sàn TMĐT và bán hàng qua mạng. Ông Tuyên phân tích, khi mỗi một người làm du lịch bán những sản phẩm đặc trưng của Đồng Tháp gắn với từng câu chuyện cụ thể về văn hoá địa phương trên sàn TMĐT sẽ gia tăng trải nghiệm của khách hàng, đồng thời, kích thích sự tò mò của họ đến du lịch tại Đồng Tháp.

TMĐT đã chứng minh vai trò quan trọng đem lại sự phát triển bền vững cho kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp trong đợt dịch COVID-19 bùng phát vừa qua.

Để gỡ thế khó cho Đồng Tháp trong bối cảnh nông sản bị ùn ứ bởi dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 2 sàn TMĐT là Vỏ Sò (Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel-Viettel Post) và Postmart (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam-Vietnam Post) đã nhanh chóng vào cuộc tư vấn, hướng dẫn đưa các sản phẩm nông nghiệp và hộ SXNN Đồng Tháp, các cơ sở du lịch tham gia giao thương, buôn bán trên 2 sàn TMĐT này.

Với lợi thế về kho bãi, mạng lưới đường thư trên 63 tỉnh thành của Viettel Post, sàn Vỏ Sò nhanh chóng vận chuyển hàng hoá tươi sống bảo đảm tươi ngon đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất có thể.

Với lợi thế về kho bãi, mạng lưới đường thư trên 63 tỉnh thành của Viettel Post, sàn Vỏ Sò nhanh chóng vận chuyển hàng hoá tươi sống bảo đảm tươi ngon đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất có thể.

Chia sẻ rõ nét hơn về những giải pháp tiêu thụ nông sản tại Đồng Tháp, Giám đốc Viettel Post Đồng Tháp Phạm Văn Lực bày tỏ: “Một mặt, chúng tôi hỗ trợ các hộ SXNN và cơ sở kinh doanh du lịch tiếp cận sàn TMĐT bằng cách tập huấn để họ nắm được được những kỹ năng cần thiết như làm thế nào để tham gia gian hàng TMĐT, quản lý chất lượng sản phẩm; kỹ năng marketing trên mạng ra sao. Mặt khác, chúng tôi đẩy mạnh bán nông sản theo gói combo trên sàn Vỏ Sò. Đồng thời, triển khai dịch vụ đi chợ hộ trên sàn Vỏ Sò để tìm đầu ra cho nông sản Đồng Tháp. Sau khi khách hàng tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung đặt hàng trên sàn Vỏ Sò, 15 giờ chiều hàng ngày, nhân viên Viettel Post tại chi nhánh Đồng Tháp sẽ đóng gói nông sản để kịp di chuyển ngay trong đêm mang đến tay khách hàng các tỉnh thành khác vào sáng hôm sau. Bằng hình thức này, Vỏ Sò đã giải quyết bài toán đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá”.

Với lợi thế về kho bãi, mạng lưới đường thư trên 63 tỉnh thành của Viettel Post, sàn Vỏ Sò nhanh chóng vận chuyển hàng hoá tươi sống bảo đảm tươi ngon đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất có thể.

Sau 3 tháng triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp thống kê, qua giao dịch trên 2 sàn Vỏ Sò và Postmart, 1460 tấn nông sản Đồng Tháp đã được tiêu thụ, trong đó, dịch vụ đi chợ hộ của Viettel Post ghi nhận hơn 27.000 đơn hàng.

Gắn kết chặt chẽ: cơ quan quản lý-người dân-doanh nghiệp bưu chính

Dưới góc độ từ cơ quan quản lý Nhà nước, chia sẻ về quá trình hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận sàn TMĐT, bà Nguyễn Lâm Thanh Thuỷ cho biết, khó khăn lớn nhất trong khâu tập huấn người nông dân là cần vận động bà con thay đổi tư duy tiêu thụ vì không phải ai cũng từng làm quen với công nghệ. Nhân viên hai sàn Vỏ Sò và Postmart đã trực tiếp hỗ trợ bà con đăng ký tài khoản, hướng dẫn chi tiết kỹ năng giao dịch điện tử trên điện thoại di động, cách tìm kiếm thông tin, thanh toán trực tuyến, cách thức đăng bài và hình ảnh sao cho khoa học, bắt mắt. Do vậy, từ kinh nghiệm của Đồng Tháp, bà Thuỷ đánh giá, để các hộ SXNN nhuần nhuyễn các kỹ năng là cả một quá trình cần sự đồng hành dài hơi từ các sàn TMĐT chứ không đơn giản chỉ là một sớm một chiều.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp Võ Phương Thuỷ cho biết, Sở cũng đã có kế hoạch phát triển TMĐT định hướng 5 năm tiếp theo. Thay vì TMĐT chỉ giải quyết bài toán tiêu thụ thì TMĐT sẽ là cả chuỗi ngành hàng. Theo đó, TMĐT sẽ nơi để doanh nghiệp và người nông dân có thể kết nối đầu ra, đầu vào, kết nối logistics, tìm kiếm thông tin thị trường.

Với định hướng này, trước đó, Sở Công thương Đồng Tháp đã những cách làm khoa học để hướng dẫn bà con tiếp cận TMĐT một cách nhanh nhất. Cụ thể, đơn vị này đã tiến hành khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT, TMĐT trên địa bàn. Từ kết quả thu được, Sở Công Thương chia người dân làm 3 nhóm đối tượng để đem lại những giải pháp phù hợp nhất với đặc thù từng nhóm. Thứ nhất là nhóm chưa từng sử dụng CNTT, ứng dụng TMĐT. Thứ 2 là đã ứng dụng nhưng hiệu quả chưa cao. Nhóm cuối cùng là người dân đã ứng dụng TMĐT có hiệu quả, đem lại doanh thu nhưng cần nâng cao hơn nữa nhằm hướng đến TMĐT xuyên biên giới.

Tỉnh Đồng Tháp xác định, chuyển đổi số là mô hình trước sau cũng phải áp dụng để kinh doanh nông sản; đồng thời để quản lý chất lượng nhằm giữ uy tín sản vật địa phương khi tiêu thụ trên sàn TMĐT.

Tỉnh Đồng Tháp xác định, chuyển đổi số là mô hình trước sau cũng phải áp dụng để kinh doanh nông sản; đồng thời để quản lý chất lượng nhằm giữ uy tín sản vật địa phương khi tiêu thụ trên sàn TMĐT.

Trong lúc dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn, Sở Công thương cũng hỗ trợ những hộ SXNN chưa sẵn sàng tham gia TMĐT sẽ gia nhập HTX đặc sản Đồng Tháp do tỉnh thành lập. HTX có những cán bộ am hiểu về CNTT sẽ hỗ trợ người dân kinh doanh TMĐT. Bà Võ Phương Thuỷ cho biết thêm rằng, website HTX đặc sản Đồng Tháp quy tụ được 61 hộ kinh doanh với hơn 350 sản phẩm, đồng thời, kết nối với các sàn TMĐT lớn trong nước như Vỏ Sò, Postmart, Shopee,…

Có thể thấy, sự thành công trong câu chuyện tiêu thụ nông sản của Đồng Tháp là nhờ những chủ trương nhất quán và hành động quyết liệt về chuyển đổi số, sự chung tay hành động của cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp chuyển phát. Nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp bưu chính, Phó vụ trưởng Vũ Chí Kiên cho rằng, các doanh nghiệp này cần gắn kết hơn nữa với các địa phương để bảo đảm khâu cung ứng hàng hoá đến tay người dùng cả trong và ngoài nước với chất lượng tốt nhất.

Tỉnh Đồng Tháp xác định, chuyển đổi số là mô hình trước sau cũng phải áp dụng để kinh doanh nông sản; đồng thời để quản lý chất lượng nhằm giữ uy tín sản vật địa phương khi tiêu thụ trên sàn TMĐT. Trong thời gian tới, Đồng Tháp sẽ tăng cường phối hợp với các sàn TMĐT để không chỉ hỗ trợ tiêu thụ sản vật trong nước mà hướng đến nhiều thị trường quốc tế tiềm năng khác. Bước vào kỷ nguyên số, người nông dân thay vì chỉ dừng ở suy nghĩ luống cày nhà mình hôm nay có gì thì cần thay đổi suy nghĩ mình cần bán gì trên sàn TMĐT, người khác đang bán mặt hàng gì, mặt hàng mình bán có lợi thế ra sao và khả năng cạnh tranh đến đâu,…

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số hiệu quả với hợp đồng điện tử

    Chuyển đổi số hiệu quả với hợp đồng điện tử

    10:19, 08/11/2021

  • Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

    Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

    05:10, 31/10/2021

  • Chuyển đổi số là

    Chuyển đổi số là "vũ khí" quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh

    05:00, 20/10/2021

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi

    Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi

    11:00, 17/10/2021

  • VCCI đề xuất bổ sung chỉ tiêu doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số

    VCCI đề xuất bổ sung chỉ tiêu doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số

    08:24, 16/10/2021

  • Chuyển đổi số - “áo giáp” cho doanh nghiệp SME thời dịch

    Chuyển đổi số - “áo giáp” cho doanh nghiệp SME thời dịch

    07:48, 16/10/2021

  • Viettel Post sẵn sàng hồi phục hậu giãn cách

    Viettel Post sẵn sàng hồi phục hậu giãn cách

    15:04, 01/11/2021

  • Viettel Post doanh thu tăng 53% và triển khai hàng loạt bưu cục số trong 6 tháng 2021

    Viettel Post doanh thu tăng 53% và triển khai hàng loạt bưu cục số trong 6 tháng 2021

    12:13, 21/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đồng Tháp: Chuyển đổi số nông nghiệp và câu chuyện nhìn từ địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO