Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục

Theo giaoducthoidai 24/08/2022 02:13

Sở GD&ĐT Ninh Bình đã lên kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

>>Học Israel làm Quốc gia Khởi nghiệp

Theo đó, nhiệm vụ của công tác hỗ trợ khởi nghiệp đối với cấp THCS đặt ra là tuyên truyền, phổ biến cho học sinh các nội dung về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Giáo dục và hướng dẫn học sinh các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, tư duy thiết kế, tư duy tài chính. Hướng dẫn, cung cấp học liệu và tạo môi trường để học sinh hình thành ý tưởng và được thực hành, trải nghiệm triển khai ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

Đối với cấp THPT: Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh các nội dung, hoạt động về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Giáo dục, hướng dẫn học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, chuyển đổi số, tư duy thiết kế, kiến thức kinh doanh, quản lý tài chính, mô hình kinh doanh và giải pháp truyền thông.

Hướng dẫn, cung cấp tài liệu, học liệu giúp học sinh hình thành các dự án khởi nghiệp. Bố trí cơ sở vật chất, nguồn lực, tạo môi trường giúp học sinh được trải nghiệm, thực hành, triển khai và phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các đối tác, tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp.

>>Bài học Israel từ sách ‘Quốc gia khởi nghiệp’

>>“Lò” sản xuất startup, bí mật đằng sau thành công của “quốc gia khởi nghiệp”

Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp đối với cấp THCS gồm: Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

Bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.

Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Phối hợp với các đối tác tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm và triển khai các dự án khởi nghiệp.

Đối với cấp THPT: Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

Bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.

Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Tổ chức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu truyền cảm hứng, tinh thần khởi nghiệp cho học sinh, tối thiểu 1 lần/năm học.

Phối hợp với các đối tác tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

Mục đích của công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đặt ra nhằm giúp người học tích luỹ kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục

    Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục

    05:23, 26/06/2022

  • Techfest Sơn La: Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn 2021-2025

    Techfest Sơn La: Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn 2021-2025

    18:22, 04/06/2022

  • Cố vấn khởi nghiệp nâng tầm startup Việt vươn xa

    Cố vấn khởi nghiệp nâng tầm startup Việt vươn xa

    10:34, 13/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO