Công nhân Việt không thể bỏ lỡ Cách mạng công nghiệp 4.0
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Chúng ta không thể bỏ lỡ và cần chủ động nắm bắt.
Cách mạng 4.0 không phải là "ngáo ộp"
Trả lời băn khoăn, lo lắng của một công nhân về những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là công nhân các ngành dệt may, da giầy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, quan điểm tiếp cận của Chính phủ đó là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc.
“Chúng ta không thể bỏ lỡ và cần chủ động nắm bắt. Vấn đề là chúng ta phải biến thách thức thành cơ hội. Nhiều việc làm mất đi nhưng phải làm xuất hiện những việc làm mới tốt hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thậm chí, Thủ tướng còn cho biết, trong các yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ mới đây, Trung ương cũng bàn và đặt ra yêu cầu là đội ngũ cán bộ đó phải thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
“Với trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ, tôi đã ban hành Chỉ thị 16 về tận dụng cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều giải pháp quan trọng”, Thủ tướng nói.
Chia sẻ với DĐDN về vấn đề này, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động - Xã hội đồng tình khẳng định, Cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là "ngáo ộp".
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng sẽ “đặt hàng” các công nhân đồng bằng sông Hồng
08:10, 20/05/2018
Để công nhân Việt Nam thành công nhân khu vực, công nhân toàn cầu
08:30, 20/05/2018
Cơ hội để nắm bắt rõ hơn cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
05:24, 20/04/2018
“Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trước làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0”
13:37, 11/04/2018
Vai trò của nữ giới trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
10:05, 20/12/2017
Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức với Việt Nam
16:20, 31/10/2017
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiên đoán thành hiện thực
20:58, 03/10/2017
Cách mạng công nghiệp 4.0: Hóa giải thách thức bằng hành động
13:00, 09/09/2017
“Phải nhìn nhận đây là cơ hội cho công nhân, lao động Việt Nam. Bởi việc phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp người lao động giảm đi các công việc tay chân, thay thế vào đó phát triển các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi tính sáng tạo và tương ứng với đó công nhân sẽ được hưởng mức thu nhập cao hơn”, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu cũng nhìn nhận với Cách mạng công nghiệp 4.0 thì thách thức và cơ hội là như nhau. Yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp và người lao động phải tiếp cận ngay từ đầu. “Thách thức lớn nhất là chúng ta không sẵn sàng, đừng tiếp cận 4.0 như con ngáo ộp mà phải coi đây là động lực, cơ hội cho phát triển”, ông Phan Đức Hiếu nói.
Tất cả đều có cơ hội
Giải đáp thêm vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những ngành sử dụng nhiều lao động đang đứng trước thách thức rất lớn, vì nhiều công việc của con người sẽ bị robot thay thế. Tuy nhiên thách thức luôn đi đôi với thời cơ, ai chủ động, có trí tuệ và quyết tâm vươn lên được sẽ biến thách thức thành thành công.
“Ở các cuộc cách mạng trước, người lao động luôn đối mặt với thách thức, tuy nhiên tôi nhắc lại tất cả chúng ta đều có cơ hội trong Cuộc cách mạng 4.0 này”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Để nắm bắt được cơ hội này, Phó Thủ tướng nhận định, đầu tiên phải có thị trường tiêu thụ, chúng ta phải luôn mở rộng thị trường quốc tế. Thứ hai cần cải thiện môi trường đầu tư để có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, như vậy sẽ có thêm cơ hội việc làm cho công nhân.
Cuộc cách mạng thứ 4 thiên về lĩnh vực khoa học công nghệ, vì thế yếu tố thứ ba là đòi hỏi người lao động tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng tạo, phát triển công nghệ thông tin ở mọi lĩnh vực.
Vấn đề thứ tư là liên quan đến nguồn nhân lực. “Chúng ta phải không ngừng học để nâng cao chuyên môn, tăng khả năng thích ứng với những môi trường, công việc mới”, Phó Thủ tướng nói.
Thứ năm, phải sửa đổi các luật lệ về lương, về bảo hiểm để có những hỗ trợ về việc làm.
Thứ sáu, trong Cuộc cách mạng 4.0, chúng ta phải xây dựng môi trường văn hóa trong doanh nghiệp.
“Cuối cùng, tôi khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn ngày càng quan trọng, nhưng phải tích cực đổi mới, hỗ trợ hơn nữa cho công nhân. Chúng ta không chỉ dừng ở việc xây dựng thiết chế công đoàn, mà còn có những hoạt động góp phần hướng nghiệp, nâng cao tay nghề cho công nhân”, Phó Thủ tướng khẳng định.