TP.HCM: 6 chiến lược lớn kiểm soát dịch COVID-19
Sở Y tế TP.HCM vừa có Tờ trình UBND TP.HCM về việc phê duyệt Chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.
>> TP.HCM tăng cường kiểm soát di biến động dân cư
Theo nội dung Tờ trình, ngành Y tế TP.HCM đề xuất triển khai thực hiện 6 chiến lược lớn để kiểm soát dịch COVID-19 trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, cụ thể:
Một là bao phủ vắc xin COVID-19: Theo Sở Y tế TP.HCM, bao phủ vắc xin COVID-19 là một chiến lược then chốt trong phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Các chiến lược đặt ra nhằm đạt được độ bao phủ vắc xin một cách tuyệt đối, hiệu quả cho người dân và cộng đồng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao với các chiến lược cụ thể.
Theo đó, ưu tiên tiêm vắc xin cho người dân quay về TP.HCM từ các địa phương khác; “Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, không bỏ sót bất kỳ ai, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao; Xây dựng dữ liệu lớn về tiêm vắc xin COVID-19; Tăng cường truyền thông vận động người dân tham gia tiêm vắc xin COVID-19; Mở rộng độ bao phủ vắc xin cho trẻ em đến 3 tuổi và triển khai mũi tiêm tăng cường.
Hai là kiểm soát dịch bệnh COVID-19: Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau hơn 1 tháng Thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách, sinh hoạt xã hội được khôi phục theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, số ca mắc mới đã gia tăng với tốc độ khá nhanh. Tương ứng với số ca mắc mới tăng thì số ca nặng và tử vong cũng có xu hướng tăng nhẹ.
Lực lượng chi viện đã rời TP.HCM để trở về địa phương thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố chỉ còn do nhân viên y tế dự phòng đảm trách. Công tác dự báo chưa theo kịp với diễn biến thực tế của dịch bệnh là một hạn chế đã được chỉ ra khi sơ kết công tác phòng, chống dịch lần thứ 4 của Thành phố .
Để thực hiện Nghị quyết 128 hướng đến mục tiêu kép “hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội”, Thành phố cần có những chiến lược mới về giám sát, xét nghiệm, kiểm dịch phù hợp.
Chiến lược kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 với các chiến lược như sau: Xét nghiệm COVID-19 trong tình hình mới; Nâng cao năng lực giám sát và cảnh báo dịch; Xử lý ổ dịch, hạn chế lây lan; Giám sát lưu hành và sự xuất hiện các biến chứng mới của vi rút SARS-CoV-2.
>> TP.HCM: Nhiều thay đổi trong hướng dẫn chăm sóc F0 cách ly tại nhà
Ba là quản lý và chăm sóc F0 tại nhà: Chiến lược về công tác chăm sóc và quản lý F0 cách ly tại nhà với các chiến lược cụ thể: Chủ động phát hiện và cập nhật danh sách người F0 và người thuộc nhóm nguy cơ cao trên từng địa bàn quận, huyện; Hài hòa giữa cách ly điều trị tại nhà và cách ly điều trị tập trung; Thực hiện mỗi F0 điều trị tại nhà - một hồ sơ bệnh án điện tử; Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác quản lý và chăm sóc F0 tại nhà.
Bốn là điều trị F0 tại bệnh viện: Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, các F0 không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ được chăm sóc và quản lý tại nhà. Do đó, các bệnh viện tầng 2, tầng 3 sẽ tập trung chăm sóc người bệnh có triệu chứng trung bình trở lên và những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Công tác thu dung điều trị F0 tại các bệnh viện được thực hiện với các chiến lược cụ thể sau; Tất cả cơ sở điều trị luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh COVID-19; Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác điều trị; Đánh chặn từ xa” kết hợp “4 tại chỗ".
Năm là truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống COVID-19: Chiến lược này gồm các chiến lược cụ thể: Truyền thông đa phương tiện; Thông điệp truyền thông phù hợp với từng đối tượng; Đa dạng hóa nguồn lực tham gia công tác truyền thông.
Sáu là nâng cao năng lực phòng, chống dịch: Chiến lược nâng cao năng lực phòng, chống dịch gồm các chiến lược cụ thể: Nâng cao năng lực Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM ngang tầm các nước trong khu vực; Nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giám sát, dự báo dịch bệnh; Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn; Phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa y tế với lực lượng vũ trang nhân dân trong công tác phòng, chống dịch; Huy động sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân vào công tác phòng, chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM tăng cường kiểm soát di biến động dân cư
10:36, 24/11/2021
TP.HCM: Nhiều thay đổi trong hướng dẫn chăm sóc F0 cách ly tại nhà
01:16, 24/11/2021
TP.HCM: HBA kiến nghị sớm ban hành quy chế y tế tại các khu cách ly tập trung của các khu công nghiệp
20:32, 23/11/2021
TP.HCM: Vì sao số ca tử vong có chiều hướng tăng?
11:36, 23/11/2021
TP.HCM: Cần công bố lộ trình đưa Bình Chánh lên quận tránh giá đất tăng vọt
17:59, 21/11/2021
TP.HCM: Học sinh khối 9 và 12 sẽ đến trường học trực tiếp từ ngày 10/12
00:51, 20/11/2021
TP.HCM kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày
15:20, 19/11/2021