TP.HCM: Vì sao số ca tử vong có chiều hướng tăng?

Diendandoanhnghiep.vn Sau một thời gian số ca tử vong do COVID-19 của TP.HCM giảm sâu, những ngày gần đây con số này có chiều hướng tăng dần. Trong đó, phần lớn là do chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin.

>>>TP.HCM kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày

Trong những ngày gần đây, số ca tử vong của TP.HCM đang có chiều hướng ra tăng trở lại. Nếu như trong hai ngày 20 và 21/11. TP.HCM ghi nhận 50 và 55 ca tử vong, thì sang ngày 22/11, con số này tiếp tục tăng lên 59 ca tử vong. Như vậy sau gần 1 tháng duy trì ở con số dưới 30 ca tử vong/ngày, thì hiện nay, Thành phố đang có chiều hướng ra tăng số ca tử vong do COVID-19 và hiện vẫn đang là địa phương có tỷ lệ tỷ vong cao nhất cả nước, với 3,8%/tổng số ca mắc.

Có đến 75% các ca tử vong ở TP.HCM những ngày gần đây do chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều.

Có đến 75% các ca tử vong ở TP.HCM những ngày gần đây do chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều - Ảnh: BV Chợ Rẫy.

Tại buổi họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM vào chiều ngày 22/11, ông Phạm Đức Hải - Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, cho biết , hiện TP.HCM đang điều trị 13.721 bệnh nhân. Trong đó, có 574 trẻ em dưới 16 tuổi, 327 bệnh nhân nặng đang thở máy, 9 bệnh nhân can thiệp ECMO. Đến ngày 21/11, Thành phố đã tiêm 7,8 triệu liều mũi 1 và 6 triệu liều mũi 2.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, trong 3 ngày 19, 20, 21/11, Thành phố có 151 trường hợp tử vong. Trong đó, có 75% các trường hợp không tiêm mũi vắc xin nào hoặc tiêm không đủ liều.

Lý giải nguyên nhân người dân không tiêm vắc xin, bà Mai cho biết, họ thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm chủng và người lớn tuổi nhưng gia đình không có điều kiện, hoặc ngại tiếp cận vắc xin. Do đó, khi mắc quá nhiều bệnh nền, lại thêm COVID-19 thì khả năng người bệnh tử vong là rất cao.

Đối với các trường hợp tử vong dù đã tiêm đủ hai mũi vắc xin, bà Mai cho rằng, nếu tính về cá thể, tức một người tiêm vắc xin sẽ được miễn dịch, thì việc tử vong này là "hơi bất thường". Tuy nhiên, xét về yếu tố cộng đồng, số F0 tăng lên thì sẽ có một số trường hợp diễn tiến nặng. Đặc biệt, trong thời gian qua, dù độ phủ vắc xin tốt nhưng khi F0 tăng sẽ có khoảng 15-20% diễn tiến nặng, chủ yếu là người cao tuổi, kèm bệnh nền. Trong 15-20% này có 5% chuyển biến thực sự rất nặng.

"F0 tăng cao sẽ có ca tử vong. Đây là điều khó tránh khỏi", bà Mai nói và cho biết, nguyên tắc để giảm tử vong là giảm F0 và giảm số ca nhập viện. Vì vậy, người dân cần phải nâng cao ý thức cộng đồng, không được chủ quan lơ là dù đã tiêm đủ hai mũi vắc xin vẫn phải thực hiện 5K, cũng như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

>>>TP.HCM: Số F0 đang tăng và thực tế nhiều hơn số liệu đã thống kê

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến số ca tử vong tăng ở TP.HCM xuất phát từ "yếu tố bên ngoài", tức việc Thành phố "gánh" một phần ca tử vong của các tỉnh. Bởi các bệnh nhân nặng từ các tỉnh, thành chuyển đến, TP.HCM phải tiếp nhận điều trị. Số lượng bệnh nhân nặng từ các tỉnh chuyển lên Thành phố khoảng 5-6 ca/ngày, riêng ngày 22/11 có 11 ca. Theo quy định, những ca bệnh nặng này khi tử vong đều được tính cho TP.HCM.

Trước diễn biến cố ca mắc mới cũng như ca tử vong đang có chiều hướng ra tăng, TP.HCM tính toán phương án huy động thêm 390 nhân sự là bác sĩ, điều dưỡng từ 16 bệnh viện chi viện cho các bệnh viện dã chiến 3 tầng chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trước diễn biến cố ca mắc mới cũng như ca tử vong đang có chiều hướng ra tăng, TP.HCM tính toán phương án huy động thêm 390 nhân sự là bác sĩ, điều dưỡng từ 16 bệnh viện chi viện cho các bệnh viện dã chiến 3 tầng chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trước tình trạng F0 và số ca tử vong đang có chiều hướng tăng cao, cũng trong ngày 22/11, Sở Y tế TP.HCM phải triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo 16 bệnh viện trên địa bàn, nhằm tính toán phương án huy động thêm 390 nhân sự là bác sĩ, điều dưỡng từ 16 bệnh viện chi viện cho các bệnh viện dã chiến 3 tầng chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19.

16 bệnh viện được huy động nhân lực, bao gồm Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Hùng Vương, An Bình, Trưng Vương, Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2, Nguyễn Trãi, Da liễu, Truyền máu huyết học, Đa khoa khu vực Thủ Đức, Nguyễn Tri Phương, Bình Dân, Tai mũi họng, Phạm Ngọc Thạch, Nhân Ái, Y học cổ truyền, Viện Tim.

Theo ngành y tế TP.HCM, hiện toàn thành phố có 4 bệnh viện dã chiến 3 tầng tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19, bao gồm Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13, số 14, số 16 và Tân Bình.

Riêng bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 có quy mô 2.000 giường bệnh, trong đó có 150 giường hồi sức. Hiện đang điều trị cho 200 bệnh nhân, trong đó có 80 bệnh nhân nặng. Dự báo số ca sẽ tăng nên Sở Y tế huy động nhân lực đến bệnh viện để sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Vì sao số ca tử vong có chiều hướng tăng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714006612 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714006612 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10