Cần có bộ tiêu chuẩn "công tâm" cho trí tuệ nhân tạo
Chúng ta phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho trí tuệ nhân tạo (AI), nhưng bộ tiêu chuẩn đó phải có sự công tâm, vì nếu làm không khéo sẽ dễ bị lũng đoạn bởi nhóm lợi ích.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Nam – CEO của VP9 Việt Nam, công ty chuyên sản xuất thiết kế camera cũng như hệ thống AI nhận diện hình ảnh khi trao đổi với DĐDN.
-Thưa ông, so với sản phẩm camera có ứng dụng AI của Trung Quốc, thì sản phẩm Việt Nam có đặc điểm gì nổi trội?
So với camera có ứng dụng AI của Trung Quốc, thì hàng Việt Nam có thế mạnh là giá thành rẻ hơn. Bởi thiết kế sản phẩm của họ chưa tối ưu dẫn đến giá thành cao.
Có thể bạn quan tâm
Trí tuệ nhân tạo vào “cuộc chơi” của doanh nghiệp Việt
15:32, 22/08/2018
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tuyển dụng nhân viên
04:08, 13/08/2018
Startup Nhật đưa tin siêu tốc nhờ mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo
07:28, 01/06/2018
Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến
14:30, 11/05/2018
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ: Đưa "Trí tuệ nhân tạo" 4.0 dựa trên nền tảng big data hỗ trợ điều trị ung thư
22:07, 08/05/2018
Startup Việt ra mắt sản phẩm định giá tài sản bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo
14:24, 06/04/2018
[eMagazine] Báo chí và Trí tuệ nhân tạo
05:45, 03/02/2018
CEO 8X Trương Công Hải và ước mơ mở rộng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
06:15, 01/02/2018
Mặc dù vậy, Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ cực kỳ mạnh cho lĩnh vực AI, nhất là nhận diện hình ảnh và triển khai các camera nhận dạng hình ảnh với số lượng cực kỳ lớn, lên đến hàng triệu chiếc tại từng thành phố, nhằm kiểm soát và hỗ trợ phát triển lĩnh vực đó để tăng cường cạnh tranh quốc tế.
-Sản phẩm của Việt Nam nói chung hiện nay đang hướng đến mục đích nào và hiệu quả ra sao, thưa ông?
Tôi thấy rằng, hiện nay trên thị trường các sản phẩm camera ứng dụng AI tại Việt Nam thường được sử dụng với hai mục đích chính là giám sát giao thông và camera an ninh.
Các sản phẩm camera giao thông có thể nhận diện phương tiện giao thông với độ chính xác đến 99%, có góc nhìn phù hợp và có thể phân loại biển số và loại phương tiện. Đối với camera an ninh cũng vậy, nếu được lắp đặt chính xác, thì gương mặt xuất hiện trong camera có thể xác nhận với tỷ lệ tương tự. Tuy nhiên, trong trường hợp bị can thiệp như cúi gằm mặt, cố tình né tránh camera sẽ không thể nhận diện chính xác danh tính đối tượng.
- Bảo mật luôn là vấn đề được người dùng xem trọng. Công ty của ông có giải pháp gì bảo đảm camera không bị can thiệp từ bên ngoài?
Để tăng tính bảo mật cho các camera giám sát, chúng tôi không thiết kế các cổng mở cho truy cập thiết bị, cụ thể không mở các cổng để bên ngoài truy cập vào nhằm tránh bị tấn công.
Dòng máy camera mới sắp tới của công ty sẽ có hệ thống mã hóa mạnh hơn, mọi dữ liệu sẽ được chuyển giao cho người sử dụng một cách tuyệt đối, bản thân công ty sản xuất như chúng tôi cũng không thể đọc được dữ liệu đó.
- Vậy trong quá trình triển khai dự án, thì khó khăn lớn nhất của công ty là gì?
Khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này là vốn. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi là các doanh nghiệp Trung Quốc quá mạnh về camera, được định giá hàng chục tỷ USD trên thị trường và có khi được hỗ trợ vay vốn lên tới 3 tỷ USD từ chính phủ.
Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc có 200 dòng sản phẩm thì chúng tôi chỉ có 4 dòng sản phẩm, như vậy sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu khách hàng.
- Ông đánh giá như thế nào về việc ứng dụng AI vào trong công nghệ hiện nay?
Việc ứng dụng AI vào công nghệ hiện nay là xu hướng của toàn cầu, đặc biệt là trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, vấn đề áp dụng AI vào trong các thiết bị công nghệ như điện thoại, camera … đã rất phổ biến. Tuy nhiên, đâu là giới hạn cho AI thâm nhập vào hệ thống cũng như việc con người kiểm soát AI ra sao là vấn đề rất hệ trọng, có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Bởi AI vừa là con mắt, nhất là với camera, đồng thời suy luận và thu thập được thông tin từ hành vi, sinh hoạt hàng ngày, các giao dịch, đi lại của con người.
Bởi vậy, Chính phủ nên xây dựng những quy chuẩn, những hàng rào kỹ thuật đảm bảo kiểm soát được các sản phẩm ứng dụng AI, điều mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng. Chúng ta phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn Việt Nam cho ứng dụng công nghệ AI, nhưng quan trọng bộ tiêu chuẩn đó phải có sự công tâm, vì nếu làm không khéo sẽ dễ bị lũng đoạn bởi nhóm lợi ích.
Có thể thấy Trung Quốc là quốc gia hỗ trợ rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ, họ có thể lèo lái mọi thứ theo luật của họ và khiến các quốc gia khác bị ảnh hưởng. Do vậy Việt Nam cần những người rất có tâm huyết và năng lực để xây dựng “luật chơi” đồng bộ được với lợi ích quốc gia. Trọng trách sẽ nằm ở Tổng cục Tiêu chuẩn Do lường chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ.