Thượng viện Hoa Kỳ sẽ sớm thông qua Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỷ USD
Đạo luật CHIPS được coi là chìa khóa để Mỹ giảm sự phụ thuộc vào chất bán dẫn do châu Á sản xuất
>>Thiếu chip, cơn ác mộng chưa dứt của các tập đoàn công nghệ
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỷ USD vào thứ Tư (theo giờ Việt Nam), hơn một năm sau khi dự luật được đưa ra bàn thảo lần đầu tiên. Trong tuần tới, phiên bỏ phiếu cuối cùng để chính thức thông qua đạo luật này sẽ diễn ra ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Theo các điều khoản của dự luật, các công ty đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ sẽ giảm thuế, đồng thời nhận được trợ cấp từ Chính phủ. Đây được xem là một trong những động thái mang tính chất quốc gia đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung đang diễn ra cả trên cả bình diện kinh tế và an ninh quốc gia.
Ngay trước cuộc bỏ phiếu, lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết dự luật "sẽ chống lạm phát, thúc đẩy sản xuất của Mỹ, giảm bớt chuỗi cung ứng cũng như bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ." Ông Schummer cho biết thêm nói: "Mỹ sẽ tụt hậu trong rất nhiều lĩnh vực, thậm chí mất vị trí là nền kinh tế đứng đầu và nhà đổi mới số 1 thế giới nếu chúng tôi không thông qua dự luật này”.
Những người ủng hộ dự luật nói rằng các chính sách hỗ trợ của chính phủ là rất quan trọng để Mỹ duy trì khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trong cuộc đua công nghệ. Theo Thượng nghị sĩ Rob Portman: “Trong cuộc đua công nghệ toàn cầu, Trung Quốc hỗ trợ 150 tỷ USD mỗi năm cho các công ty công nghệ, Châu Âu cũng đã thông qua gói hỗ trợ hàng chục tỷ euro cho lĩnh vực công nghệ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan cũng không chịu kém cạnh. Nếu nước Mỹ không nhanh chóng thông qua những chính sách và gói hỗ trợ cho các công ty công nghệ, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc đưa các nhà máy sản xuất chất bán dẫn trở lại Mỹ”.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, kể từ những năm 1990, Mỹ đã giảm từ 37% sản lượng bán dẫn toàn cầu xuống chỉ còn 12%, và hiện nay hơn 80% công suất sản xuất chất bán dẫn là ở châu Á.
>>Nguy cơ thiếu nguồn cung chíp kéo dài
Đầu tháng này, các công ty sản xuất chip tại Mỹ đã cảnh báo họ sẽ xem xét tạm hoãn, hoặc giảm lượng đầu tư vào Mỹ nếu các khoản tài trợ theo Đạo luật CHIPS không được nhanh chóng thông qua. Chẳng hạn, hãng Intel cho biết hãng đã quyết định hoãn xây dựng nhà máy trị giá 20 tỷ USD tại Ohio vào ngày 22 tháng 7 tới đây. Thậm chí tuần trước, Giám đốc điều hành của Intel Pat Gelsinger gần như đã “van nài” Quốc hội hãy thông qua Đạo luật trên trong tháng 8, nếu không rất có thể ông và các CEO công nghệ khác – “dù không muốn nhưng sẽ phải đầu tư nhà máy đi nơi khác”. Trong khi đó, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC cho biết, tốc độ xây dựng nhà máy trị giá 12 tỷ USD của họ ở Arizona sẽ phụ thuộc và các chính sách hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Đạo luật Chip - có tên gọi chính thức là Đạo luật Khuyến khích Sản xuất chất bán dẫn Hoa Kỳ - được đề xuất vào tháng 6 năm 2020 trong bối cảnh nguồn cung chất bán dẫn toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng chưa từng thấy. Sau đó, Đạo luật này đã được ký ban hành, là một phần của Đạo luật Bảo vệ quốc gia vào tháng 1 năm 2021. Nhưng các nhà lập pháp không thể thông qua các điều khoản về tiền đầu tư, có nghĩa là các chương trình của nó về cơ bản đã chết từ trong trứng nước.
Vào tháng 6 năm 2021, Thượng viện sau đó đã thông qua phiên bản riêng của Đạo luật CHIPS như một phần của một gói luật khác, đạo luật này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ trên phạm vi rộng hơn. Các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện sau đó đã công bố phiên bản của riêng họ về dự luật cạnh tranh của Mỹ vào đầu năm nay, có tiêu đề Đạo luật CẠNH TRANH của Mỹ, cũng bao gồm Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỷ đô la.
Kể từ đó, các nhà lập pháp từ cả thượng viện và hạ viện đã cố gắng dung hòa hai phiên bản của Đạo luật CHIPS để thống nhất về các điều khoản cũng như số tiền của gói hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm