Hải Dương: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện

MINH HUỆ 27/12/2022 00:06

Với phương châm "phục vụ nhân dân, đồng hành với doanh nghiệp", thời gian qua tỉnh Hải Dương đã có sự bứt phá mạnh mẽ chuyển đổi số toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

>>>Công nghệ và viễn thông Việt Nam: Hưởng lợi nhờ đà tăng trưởng kinh tế số

Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, quy trình vận hành, về cách làm việc trong mọi lĩnh vực.

Thúc đẩy theo lộ trình

Theo ông Nguyễn Cao Thắng - Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hải Dương: Năm 2022, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế số. Đưa nông sản lên sàn thương mại, biến mỗi hộ sản xuất nông sản là một cửa hàng số. Ước tính toàn tỉnh Hải Dương có khoảng gần 115 ngàn hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, hơn 110 ngàn hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, khoảng hơn 310 sản phẩm của tỉnh được đưa lên sàn.

Cùng với đó là triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải và logistic, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp, quốc phòng, an ninh. Đây cũng là năm toàn ngành Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện các chiến lược mới như: hạ tầng số, dữ liệu, bưu chính, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, chuyển đổi số báo chí.

Năm 2022, Hải Dương xác định là năm của một giai đoạn mới đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ chuyển đổi số của tỉnh (ảnh báo Hải Dương)

Năm 2022, Hải Dương xác định là năm của một giai đoạn mới đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ chuyển đổi số của tỉnh (ảnh báo Hải Dương)

Theo ông Thắng, Hải Dương sẽ đưa Trung tâm dữ liệu và Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng vào hoạt động làm nền tảng cho chuyển đổi số; hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh; triển khai Kho dữ liệu dùng chung, phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của tỉnh và thực hiện số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của Chính quyền...

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có tổng số gần 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số đang hoạt động là khoảng 9.000 doanh nghiệp, đứng thứ 4/11 trong vùng và đứng thứ 13/63 cả nước. Trong đó, Hải Dương có khoảng 109.500 hộ sản xuất nông nghiệp đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, 157.566 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, 1.544 sản phẩm của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử. Số giao dịch trên sàn thương mại điện tử là 30.473, xếp thứ 7 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố.

Để đạt được kết quả này, tỉnh ký kết giao thương tiêu thụ vải thiều và sản phẩm tiêu biểu qua các sàn thương mại điện tử. Các doanh nghiệp xuất khẩu cung ứng vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh ký kết, liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Qua đó đẩy mạnh tiêu thụ kết nối vải thiều Thanh Hà và các sản phẩm tiêu biểu trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử, trên các kênh thông tin truyền thông đa phương tiện phù hợp xu thế thời đại 4.0.

Ông Ngô Bá Hương - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Hồng: COVID-19 đã thực sự làm thay đổi tư duy của chúng tôi. Từ những người quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chúng tôi đã bắt đầu chủ động tìm đến công nghệ, tìm đến mạng xã hội. Câu chuyện về vải thiểu Thanh Hà là một thí dụ minh chứng cho sự chuyển mình của nông sản Việt trong đại dịch. Trong suốt thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID -19, tuy đã thực hiện cấp “thẻ xanh” cho xe chở nông sản, thế nhưng, thương lái không thể đến vườn mua trực tiếp, các đầu mối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, bưởi Thanh Hồng đều giảm mạnh.

Mới đây, Hội thảo chuyển đổi số do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp Viettel Hải Dương tổ chức thu hút 60 doanh nghiệp thành viên tham gia.

Mới đây, Hội thảo chuyển đổi số do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp Viettel Hải Dương tổ chức thu hút 60 doanh nghiệp thành viên tham gia.

Nhờ bắt nhịp với xu hướng công nghệ 4.0, ứng dụng trồng vải Thanh Hà, trồng bưởi Thanh Hồng theo quy trình VietGap, GlobalGap, mà người dân đã có một vụ mùa 2021 bội thu. Không những không còn cảnh được mùa rớt giá như một số năm trước đây, thủ phủ vải thiều Thanh Hà năm 2021 đã được thu mua với giá khá cao và có thêm đơn hàng xuất khẩu bất chấp ảnh hưởng của COVID-19.

…đến hỗ trợ

Theo lãnh đạo Hải Dương, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, "chìa khóa vàng" để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển bền vững. Thời gian tới với phương châm "phục vụ nhân dân, đồng hành với doanh nghiệp", tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Theo đó, tỉnh Hải Dương quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI). Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc, "điểm nghẽn" trong thực hiện các thủ tục đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ với phương châm hành động: Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả theo 5 rõ: Rõ việc, rõ người, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, rõ trách nhiệm.

Hải Dương phấn đấu hoàn thành triển khai 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong quý II/2021 để giảm bớt thời gian, phòng ngừa tiêu cực trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính với chủ đề “kỷ cương, chuyên nghiệp, trọng dân”; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát đối với việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhất là các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp...

Đặc biệt, Hải Dương sẽ hỗ trợ 50% chi phí chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp mới thành lập. Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của tỉnh; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong sản xuất, kinh doanh; Hỗ trợ doanh nghiệp giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; hỗ trợ doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Được biết, Hải Dương hiện có tổng số gần 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số đang hoạt động là khoảng 9.000 doanh nghiệp, đứng thứ 4/11 Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 13/63 cả nước.

Hải Dương hiện có tổng số gần 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số đang hoạt động là khoảng 9.000 doanh nghiệp, đứng thứ 4/11 Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 13/63 cả nước (ảnh báo Hải Dương)

Hải Dương hiện có tổng số gần 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số đang hoạt động là khoảng 9.000 doanh nghiệp, đứng thứ 4/11 Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 13/63 cả nước (ảnh báo Hải Dương)

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương: tỉnh có 47,5 doanh nghiệp/vạn dân, đứng thứ 8/11 Vùng Đồng bằng sông Hồng, thứ 19/63 cả nước. Tiềm năng dư địa để phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ rất nhiều, mở ra nhiều tiềm năng và cơ hội lớn. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ và Đề án "Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Sendo chia sẻ: Hải Dương là một trong các tỉnh đầu tiên mà sàn thương mại điện tử Sendo có dịp đồng hành và kết quả thực tế rất khả quan. Dù là một trong các chiến dịch thử nghiệm đầu tiên, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nhờ chất lượng sản phẩm cao, cộng với mô hình dịch vụ phù hợp, chúng tôi đã hỗ trợ các hợp tác xã Hải Dương tiêu thụ được hơn 50 tấn vải và 100 tấn rau cải xanh thông qua một kênh tiêu thụ là sàn thương mại điện tử.

Kết quả này, cùng với các bài học rút ra đã giúp chúng tôi mạnh dạn triển khai tiếp các hoạt động kinh doanh nông sản sạch, đồng thời tập trung hoàn thiện mô hình đi chợ kiểu mới Sendo Farm từ năm 2021 kéo dài đến nay.

Để phục vụ được cho dự án, Sendo cùng bà con nông dân và các cơ quan ban ngành địa phương đã làm việc rất chặt chẽ với nhau để xây dựng từ đầu nên một quy trình đóng gói, vận chuyển mà sau đó đã được tiếp tục áp dụng ở các tỉnh thành khác. Do đó, Sendo cũng tự tin năm nay chúng tôi sẽ đạt kết quả còn tốt hơn, vì chúng tôi đã có một lượng khách hàng đáng kể trung thành với nông sản sạch Sendo Farm và tin tưởng vào chất lượng nông sản sạch trên sàn Sendo.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp

    Hải Dương: Kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp

    11:51, 19/12/2022

  • Những vướng mắc ở khu công nghiệp Phú Thái Hải Dương cần được tháo gỡ

    Những vướng mắc ở khu công nghiệp Phú Thái Hải Dương cần được tháo gỡ

    00:06, 15/12/2022

MINH HUỆ