Bắc Ninh top đầu về chuyển đổi số
Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp quan trọng vào việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
>>>Chuyển đổi số ngành giao thông Thái Nguyên – Thay đổi để phát triển
Thực hiện Chương trình chuyển đổi số, Bắc Ninh sớm tiếp cận chủ trương của Chính phủ, chủ động ban hành Nghị quyết số 52 về “Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với ba trụ cột chính: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Chuyển đổi số trên 3 trụ cột
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn, thời gian qua, Bắc Ninh đã xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai chính quyền số, triển khai phần mềm phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp…
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cho rằng chuyển đổi số phải bắt đầu từ công dân số, do đó phải xây dựng lớp công dân số mới nhằm bảo đảm hiệu quả của chuyển đổi số bền vững lâu dài. Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu quá trình chuyển đổi số phải diễn ra toàn diện, đồng bộ từ cấp tỉnh, đến cấp xã; phải đo lường được quá trình chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh giao Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) tham mưu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về chuyển đổi số theo từng tháng, quý, năm; theo dõi, đôn đốc việc triển khai chuyển đổi số tại các sở, ngành, địa phương; xây dựng chỉ số đánh giá xếp hạng quá trình chuyển đổi số các sở ngành, địa phương; rà soát, đánh giá thực trạng, hiệu quả tất cả các dự án công nghệ thông tin, bảo đảm khả năng tích hợp, chia sẻ, khai thác tối đa hiệu quả dữ liệu dùng chung.
>>>Thái Nguyên: Thành phố Phổ Yên - Tạo bước đột phá trong chuyển đổi số
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang, cho biết chỉ số đánh giá chuyển đổi số Bắc Ninh năm 2021 xếp thứ 4 toàn quốc, trong đó, chính quyền số xếp thứ 4, kinh tế số xếp thứ 6, xã hội số xếp thứ 6. Tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu làm tốt về vấn đề nhận thức số, đã tham gia kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia trên zalo, xây dựng nguồn nhân lực số, an toàn thông tin mạng và phát triển chính quyền số….
Bà Giang đưa ra giải pháp để Bắc Ninh xây dựng 3 trụ cột của chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; đồng thời đưa ra những khuyến nghị, cảnh báo trong thực hiện chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian tới. Bà nhấn mạnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương phải có cái nhìn toàn diện và nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, góp phần đổi mới tư duy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tính năng động, tiên phong của lãnh đạo của các cấp từ huyện đến xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành trong thực hiện chuyển đổi số, từ đó, triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị mình.
Chuyển đổi số phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cho hay, đến nay, tất cả Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp huyện được thành lập, kiện toàn; 100% thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập 733 Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% thôn với 3.252 thành viên. Cơ quan chuyên trách về Chuyển đổi số,...và thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
Hạ tầng viễn thông, CNTT, trung tâm dữ liệu được đầu tư đồng bộ, hiện đại; các cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng 4G được phủ sóng rộng khắp toàn tỉnh; 100% các thôn, khu phố được cáp quang hóa, an toàn thông tin được bảo đảm. Các hệ thống thông tin dùng chung như quản lý văn bản điều hành, một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến, hệ thống hội nghị truyền hình, hệ thống camera giám sát, ứng dụng phản ánh kiến nghị... hoạt động có hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Hiện tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc và ký số văn bản điện tử cấp tỉnh đạt 93,74%; cấp huyện đạt 92,39%, cấp xã đạt 94,66%. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80,05%. Tỷ lệ tiếp nhận và trả lời phản ánh, kiến nghị trên thiết bị di động của toàn tỉnh đạt 90,31%. Tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.
Bên cạnh đó, Bắc Ninh hiện có 166 cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đạt tỷ lệ 100%. Việc chuẩn hóa các quy trình hoạt động theo ISO tại khối các cơ quan này đang góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng nền hành chính khoa học, hiện đại và xây dựng chính quyền kiến tạo, nên tiết kiệm thời gian cho người dân, doanh nghiệp.
Riêng Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần rà soát, triển khai theo các nhiệm vụ được giao của UBND tỉnh; chỉ đạo 100% cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm thủ tục cấp CCCD; đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử; tài khoản dịch vụ công.
"Qua đó, chuyển đổi số tạo cơ hội đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững", ông Tuấn Nhấn mạnh
Các nhiệm vụ Chuyển đổi số trọng tâm trong năm 2023
Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh cho biết, các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong năm 2023 mà tỉnh đề ra là: 1. Tiếp tục tăng cường chuyển đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đa dạng, tổ chức các hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số; 2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh; trước mắt tập trung vào việc Tổ công nghệ số hướng dẫn người dân biết cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến; sử dụng ứng dụng phản ánh kiến nghị, tham gia hoạt động thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các giải pháp an toàn, bảo mật thông tin trên không gian mạng;
3. Tăng cường họp không giấy tờ, sử dụng hội nghị truyền hình trực tuyến, tập huấn trực tuyến, lập hồ sơ công việc, ký số văn bản điện tử, xử lý phản ánh kiến nghị của nhân dân trên môi trường số. Khắc phục hạn chế của hệ thống hội nghị truyền hình hiện nay, chất lượng phủ sóng wifi, 5G; 4. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bắc Ninh đáp ứng các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ TT&TT, Văn phòng chính phủ và các cơ quan trung ương, trong đó tăng cường triển khai số hóa hồ sơ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đo lường kết quả xử lý của các cơ quan, cán bộ công chức và đánh giá mức độ hài lòng. Tổ chức triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử; triển khai tích hợp chữ ký số vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC theo hướng dẫn của Bộ TT&TT để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trên môi trường mạng;
5. Tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống tập trung của Bộ TT&TT; triển khai các giải pháp đảm bảo toàn thông tin mạng; hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo quy định; 6. Triển khai thuê dịch vụ Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, anh ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; 7. Triển khai Chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; 8. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức theo hình thức trực tuyến trên Nền tảng đào tạo trực tuyến của Bộ TT&TT.
>>>Chuyển đổi số: Cơ hội đầu tư vào con người, công nghệ và quy trình
9. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ CNTT, chuyển đổi số năm 2023 sau khi UBND tỉnh phê duyệt, trong đó các sở, ngành cần báo cáo bộ quản lý chuyên ngành để hỗ trợ, hướng dẫn triển khai cụ thể để bảo đảm tính thống nhất và không chồng chéo giữa Trung ương và địa phương; 10. Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai Kế hoạch năm 2023; trong đó, tập trung vào các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TU và Kế hoạch số 313/KH-UBND.
"Với các nhiệm vụ đề ra, cùng với kết quả mà tỉnh đạt được thời gian qua, Bắc Ninh tin tưởng tiếp tục đạt nhiều thành quả trong Chuyển đối số, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia", bà Tuyết trao đổi.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí trong chuyển đổi số
20:27, 28/01/2023
Cần khung pháp lý hoàn chỉnh cho mục tiêu chuyển đổi số
01:52, 27/01/2023
Chuyển đổi số để nâng cao vị thế doanh nghiệp
03:30, 11/01/2023
CHUYỂN ĐỔI SỐ: Con người đóng vai trò trọng tâm
15:37, 28/12/2022
Tư duy và hành động mới nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số
15:27, 28/12/2022
CHUYỂN ĐỔI SỐ: Khung hướng dẫn cho doanh nghiệp
15:38, 28/12/2022
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
15:51, 29/12/2022