Các công ty quay lưng với metaverse
Các điều kiện vĩ mô thay đổi đã khiến những gã khổng lồ về truyền thông và công nghệ rời xa những khoảng đầu tư rủi ro về metaverse.
>>Metaverse có thể thay đổi cuộc chơi bất động sản: Ai sẽ hưởng lợi?
Disney được cho là đã sa thải nhóm 50 người dẫn đầu dự án vũ trụ ảo (metaverse). Được thành lập vào năm ngoái, nhóm chịu trách nhiệm một phần cho cái mà Tổng giám đốc lúc bấy giờ là Bob Chapek gọi là "nền tảng kể chuyện lý tưởng tiếp theo". Việc cắt giảm chỉ là một phần nhỏ của kế hoạch sa thải 7.000 nhân viên khi Disney cắt giảm chi phí và cố gắng tạo ra lợi nhuận cho nền tảng giải trí trực tuyến của mình.
Disney là công ty mới nhất phải huỷ bỏ dự án metaverse dưới sức nặng của việc tăng lãi suất và sự thay đổi tương ứng từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu lợi nhuận. Microsoft được cho là đã giải thể nhóm metaverse gồm 100 người, tập trung vào sản xuất sau bốn tháng hoạt động. Và tháng trước, Tencent được cho là đã từ bỏ nỗ lực sản xuất phần cứng VR và phần mềm metaverse của mình.
Meta cũng không nằm ngoài cơn bão. Reality Labs, đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về tham vọng siêu dữ liệu của Meta, đã lỗ gần 14 tỷ USD vào năm ngoái. Sau khi lợi nhuận hằng quý sụt giảm, Tổng giám đốc Mark Zuckerberg đã lên kế hoạch một "năm hiệu quả" của công ty - điều này có thể dẫn đến việc rút lại các khoản đầu tư vào metaverse.
Ngoài ra, tháng này Zuck đã viết rằng AI, không phải metaverse, hiện là "khoản đầu tư lớn nhất" của Meta. Tháng trước Meta đã phát hành Mô hình Ngôn ngữ Lớn về AI (LLaMa) nhằm cạnh tranh với các phần mềm chat trí tuệ nhân tạo kiểu ChatGPT.
Các điều kiện vĩ mô thay đổi đã khiến những gã khổng lồ về truyền thông và công nghệ rời xa những khoảng đầu tư rủi ro về metaverse. Các công ty như Disney đã rất thông minh khi không đại tu toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ.
Nhưng xu hướng trên không có nghĩa là metaverse đã chết, nếu nhìn vào cách Roblox đang làm. Nói một cách đơn giản nhất, Roblox giống như một thế giới lego game. Nền tảng này cung cấp sẵn rất nhiều các thành phần game, giống như các mảnh ghép logo. Người chơi “nhặt” từng mảnh logo game này và “xếp” thành một trò chơi mới của riêng mình. Sau đó, “chủ game” mời người khác vào chơi game của mình.
Nền tảng này thậm chí còn là một “nền kinh tế”. Mọi người mua bán, trao đổi vật phẩm game. Chỉ trong nửa đầu năm 2020, game thủ Roblox đã chi khoảng 490 triệu USD vào trò chơi, và ngược lại trò chơi cũng dự kiến sẽ chi trả khoảng 250 triệu USD cho các game thủ kiêm nhà phát triển của nó.
Roblox mới đây đã công bố họ có gần 50 triệu người dùng hằng ngày và dự kiến sẽ trả 500 triệu USD cho 1,3 triệu người sáng tạo nội dung.
Tuy Roblox vẫn còn khác xa so với "chương tiếp theo của internet" được Zuck thổi phồng, nhưng điều đó cho thấy metaverse vẫn sẽ có thể mang lại lợi nhuận trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm