Dữ liệu cá nhân được bảo vệ thế nào trong thời đại AI?

HẠNH LÊ 16/06/2023 00:05

Trong thời đại AI bùng nổ, dữ liệu cá nhân gắn liền với giá trị kinh tế, lợi nhuận, sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.

>>>Trí tuệ nhân tạo: Xu thế tất yếu của thời đại mới

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển, quá trình xử lý dữ liệu cá nhân cũng mang lại rủi ro về an ninh và quyền riêng tư. Làm thế nào khai thác hiệu quả để dữ liệu vừa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân là vấn đề được đặt ra tại toạ đàm về Quyền riêng tư thời AI do Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông tổ chức.

Nguồn lực “vàng” của nền kinh tế

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng thâm nhập sâu hơn vào mọi lĩnh vực, ngành nghề và được đánh giá là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, doanh nghiệp. Theo dự báo của PriceWaterhouse Coopers - công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, tạo ra những ngành công nghiệp và việc làm mới.

Toạ đàm Quyền riêng tư thời AI được tổ chức trực tuyến thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp, diễn giả

Toạ đàm Quyền riêng tư thời AI được tổ chức trực tuyến thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp, diễn giả

Tại Việt Nam, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, các start-up khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tiên phong nghiên cứu, ứng dụng AI cho nhiều mô hình kinh doanh mới cũng như tận dụng lợi thế của AI để tối ưu vận hành doanh nghiệp, đưa ra quyết định hiệu quả hơn dựa trên dữ liệu.

Ông Trần Hữu Nhân - kỹ sư dữ liệu và máy học tại công ty CP One Mount Group nhấn mạnh: Công nghệ và AI là công cụ giúp nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. AI chỉ hoạt động hiệu quả khi được cung cấp dữ liệu đầu vào. Vì vậy, có thể coi dữ liệu là “trái tim” của AI.

Cũng vì cần dữ liệu đầu vào cho AI nên các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện thu thập dữ liệu, trong đó có dữ liệu cá nhân. Dữ liệu cá nhân của mỗi người, theo ông Trần Hữu Nhân, được thu thập liên tục thông qua tương tác của cá nhân trên không gian số. Ngoài ra, quá trình số hóa quốc gia với sự phát triển của các dịch vụ công trực tuyến đang và sẽ tạo ra dung lượng khổng lồ dữ liệu cá nhân. Dữ liệu này đóng vai trò như nền tảng để các dịch vụ có thể vận hành và được xem là "nguồn lực" mới cho hoạt động kinh tế.

Trên thực tế, dễ thấy nhất là các dịch vụ gắn liền với cuộc sống thường ngày như dịch vụ tìm kiếm, trung gian thanh toán, mạng xã hội, dịch vụ quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử (Google, VnPay, Zalo, YouTube, Shopee…) thành công nhờ quá trình thu thập, phân tích dữ liệu cá nhân của người dùng và đề xuất các nội dung phù hợp nhất.

Cần giải pháp tổng thể và toàn diện

Dữ liệu cá nhân càng có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thì quyền riêng tư của cá nhân càng cần được bảo vệ. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp cần được đặt trong giới hạn nhất định để kiểm soát việc sử dụng dữ liệu, tránh để xảy ra những vụ việc có dấu hiệu xâm phạm như lộ thông tin tài khoản cá nhân, thẻ thanh toán cá nhân, email cá nhân, điện thoại cá nhân… như đã từng xảy ra.

Thực tế, rất nhiều người tiêu dùng ngỡ ngàng và bức xúc khi liên tục nhận được điện thoại của một đơn vị, tổ chức lạ hoắc nhưng lại tỏ tưởng tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, tài khoản để mời chào các dịch vụ một cách phiền hà. Đây là một điển hình cho việc quyền riêng tư, an toàn và tự do cá nhân bị xâm hại. Không ít người thắc mắc và tự hỏi: không biết thông tin cá nhân bị lọt, bị đánh cắp từ đâu?

Người dân cần quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ quyền riêng tư, trang bị kỹ năng số an toàn

Người dân cần quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ quyền riêng tư, trang bị kỹ năng số an toàn (ảnh minh hoạ)

Bà Nguyễn Lan Phương - Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông cho biết, để bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chính phủ ban hành Nghị định 13, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp trong vai trò là bên kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có nghĩa vụ đảm bảo an ninh về dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người dùng.

Đánh giá Nghị định 13 là bước tiến tích cực để chuyên nghiệp hoá hoạt động xử lý dữ liệu để vừa tạo động lực cho phát triển kinh tế số vừa bảo vệ quyền riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ và dữ liệu cho rằng, bên cạnh các giải pháp về mặt pháp luật cần có các giải pháp hỗ trợ đi kèm.

Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông chia sẻ: Nội dung của nghị định vẫn làm nhiều doanh nghiệp lo lắng vì nghĩa vụ bảo đảm an ninh và quyền riêng tư của người tiêu dùng sẽ làm tăng thêm chi phí. Vì vậy, trong thời gian tới, cần có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trình tự, thủ tục đánh giá, kiểm tra của cơ quan nhà nước.

Về lâu dài, các chuyên gia đồng thuận với quan điểm cần xây dựng một hệ thống tổng thể, toàn diện hơn từ nâng cao kỹ năng số cho người dùng đến việc doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, thiết kế các giải pháp kỹ thuật công nghệ để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư tốt hơn. Cuối cùng mới là các giải pháp về quy định pháp lý. Có như vậy, việc phát triển kinh tế số - quyền của người dùng - an ninh quốc gia mới có thể đảm bảo cân bằng, tạo nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế trong thời kỳ kỷ nguyên số. 

Có thể bạn quan tâm

  • Cần thiết ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân

    Cần thiết ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân

    04:00, 12/02/2023

  • Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

    Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

    03:00, 17/12/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

    19:58, 07/03/2022

  • Cần cơ quan giám sát độc lập vềp/bảo vệ dữ liệu cá nhân

    Cần cơ quan giám sát độc lập về bảo vệ dữ liệu cá nhân

    11:00, 16/06/2021

  • PHÁP LUẬT CUỐI TUẦN: Bảo vệ dữ liệu cá nhân – Sớm lấp đầy khoảng trống pháp lý

    PHÁP LUẬT CUỐI TUẦN: Bảo vệ dữ liệu cá nhân – Sớm lấp đầy khoảng trống pháp lý

    04:20, 13/06/2021

  • “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Quyền “được lãng quên”

    “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Quyền “được lãng quên”

    17:00, 12/06/2021

  • “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Loại hình tài sản mới

    “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Loại hình tài sản mới

    11:00, 12/06/2021

  • “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cần bộ luật riêng để quản lý

    “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cần bộ luật riêng để quản lý

    04:10, 12/06/2021

  • Mua - bán dữ liệu cá nhân: Cần chế tài mạnh để “dẹp loạn”

    Mua - bán dữ liệu cá nhân: Cần chế tài mạnh để “dẹp loạn”

    04:50, 24/05/2021

  • Khởi tố 2 đối tượng thực hiện mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân

    Khởi tố 2 đối tượng thực hiện mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân

    09:14, 18/05/2021

  • Facebook làm rò rỉ dữ liệu cá nhân của hơn nửa tỉ người dùng

    Facebook làm rò rỉ dữ liệu cá nhân của hơn nửa tỉ người dùng

    03:00, 05/04/2021

  • Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Mức phạt còn quá nhẹ

    Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Mức phạt còn quá nhẹ

    04:40, 24/02/2021

  • TikTok bị kiện vì lấy dữ liệu cá nhân gửi về máy chủ ở Trung Quốc

    TikTok bị kiện vì lấy dữ liệu cá nhân gửi về máy chủ ở Trung Quốc

    13:00, 04/12/2019

  • Châu Âu đánh thuế sử dụng dữ liệu cá nhân

    Châu Âu đánh thuế sử dụng dữ liệu cá nhân

    01:49, 03/11/2018

  • Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiến vào doanh nghiệp

    Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiến vào doanh nghiệp

    04:00, 14/03/2023

  • Zalo AI Summit 2022: Biến trí tuệ nhân tạo trở nên “bình dân” hơn

    Zalo AI Summit 2022: Biến trí tuệ nhân tạo trở nên “bình dân” hơn

    17:00, 17/12/2022

HẠNH LÊ