“Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Loại hình tài sản mới

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền kinh tế số đã làm thay đổi nhận thức về các loại tài sản, rất nhiều loại “tài sản ảo” đã có thể quy đổi ra thành tiền, thành tài sản thật…

LTS: Hiện trạng “mạo danh” các cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua những thông tin cá nhân bị mua bán trái phép đang khiến dư luận đặc biệt quan ngại.

 Các loại dữ liệu, trong đó có dữ liệu cá nhân, trở nên có giá trị và có thể trở thành một loại tài sản phi truyền thống. Ảnh: Bá Đô

Các loại dữ liệu, trong đó có dữ liệu cá nhân, trở nên có giá trị và có thể trở thành một loại tài sản phi truyền thống. Ảnh: Bá Đô

Dữ liệu cá nhân được mua bán trên mạng đang là một xu hướng đáng báo động ở Việt Nam. Một số trang web được coi như “chợ đen” dữ liệu, từ những web thông thường (common web) như Raidforum đến các web chìm (deep web), “bày bán” đủ các loại thông tin cá nhân theo các gói với các mức giá khác nhau. Khi các thông tin này bị tiết lộ, các hậu quả khó lường có thể xảy ra đối với những chủ thể của thông tin từ bị quảng cáo làm phiền, lợi dụng khi tham gia giao dịch đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tống tiền, xúc phạm danh dự và nhân phẩm. Nhìn rộng ra, các thông tin cá nhân (hình ảnh, hành trình di chuyển, các hành vi tương tác trên mạng,...) do các công ty công nghệ thu thập khi người dân sử dụng nền tảng công nghệ của họ có thể đang bị phân tích, chia sẻ trái phép.

Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành còn thiếu quy định cho phép khai thác giá trị kinh tế của dữ liệu cá nhân. Chúng ta đang hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số; hòa vào trong sự phát triển đó, một nguyên tắc phải chấp nhận đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin càng nhiều thì việc sử dụng cung cấp thông tin cá nhân càng lớn, do đó, dữ liệu trở thành loại tài nguyên giá trị trong kỷ nguyên số.

Câu hỏi đặt ra là: Ai là người sở hữu dữ liệu cá nhân, ai sẽ là người có quyền bán hay mua những thông tin đó? Thông tin cá nhân thu thập được bị tiết lộ đến đâu là quá giới hạn? Đây là những câu hỏi lớn mà hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành chưa giải đáp được.

Về tư duy pháp lý, cần thay đổi cách tiếp cận, từ chỗ coi quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền nhân thân thuần túy, chuyển sang tư duy nhận thức mới, khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu cá nhân, theo đó quyền đối với dữ liệu cá nhân sẽ có bóng dáng của quyền đối với một loại tài sản mới – tài sản phi truyền thống.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Hổng” pháp lý trong bảo vệ dữ liệu cá nhân: Loại hình tài sản mới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713452461 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713452461 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10