Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn: Chung tay phát triển vì một nền kinh tế xanh

HƯƠNG NGỌC ghi 14/09/2022 14:06

Youth Co:lab sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đó là khẳng định của Bà Diana Torres, Trợ lý trưởng đại diện, Trưởng phòng Quản trị công tại buổi Khai giảng Khóa tập huấn: kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động cho các cố vấn khởi nghiệp.

>>Khai giảng Khóa tập huấn cho cố vấn về nền kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Bà Diana Torres, Trợ lý trưởng đại diện, Trưởng phòng Quản trị công tại buổi Khai giảng Khóa tập huấn: kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động cho các cố vấn khởi nghiệp

Bà Diana Torres, Trợ lý trưởng đại diện, Trưởng phòng Quản trị công tại buổi Khai giảng Khóa tập huấn: kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động cho các cố vấn khởi nghiệp

Bà Diana Torres chia sẻ, khái niệm “khởi nghiệp tạo tác động” đã không xạ lạ với chúng ta. Ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn con đường khởi nghiệp tạo tác động, mô hình vừa hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, vừa tạo ra những tác động tích cực tới môi trường và xã hội. Trong suốt 5 năm qua, Chương trình phát triển liên hợp quốc, UNDP tại Việt Nam, thông qua dự án Youth Co:lab, đã không ngừng hỗ trợ, trang bị cho các nhà khởi nghiệp trẻ với kỹ năng, kiến thức và phát triển mạng lưới khởi nghiệp tạo tác động.

Đồng sáng lập vào năm 2017 bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Citi, Youth Co: Lab nhằm mục đích thiết lập một chương trình nghị sự chung cho các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, đầu tư và trao quyền cho thanh niên để thúc đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua tăng cường kỹ năng lãnh đạo, đổi mới sáng tạo xã hội và tinh thần khởi nghiệp. Thông qua việc phát triển, bồi dưỡng những kỹ năng của thế kỷ 21, liên tục hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp của người trẻ và các doanh nghiệp xã hội trong khu vực, youth Co:lab đã, đang và sẽ luôn đặt người trẻ ở trung tâm và coi đây là nguồn lực tiên phong để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của quốc gia và khu vực, bà Diana Torres nhận định.

Theo bà Diana, Torres Youth Co: Lab đã được triển khai tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Á Thái Bình Dương. Youth Co: Lab Viet Nam được bắt đầu vào năm 2018, và kể từ năm 2021, UNDP Việt Nam phối hợp cùng Chương trình Khởi nghiệp quốc gia, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động dự án.

Các giảng viên, cố vấn, và khách mời tham buổi khai giảng Khóa tập huấn: kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động cho các cố vấn khởi nghiệp trên nền tảng zoom.

Các giảng viên, cố vấn, và khách mời tham buổi khai giảng Khóa tập huấn: kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động cho các cố vấn khởi nghiệp trên nền tảng zoom.

Tính đến nay, Youth Co: Lab tại Việt Nam đã đào tạo hơn 500 doanh nhân trẻ, trong đó 30% thuộc nhóm yếu thế, 110 cố vấn khởi nghiệp, hỗ trợ 35 công ty khởi nghiệp bằng cách cung cấp sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Hơn 500 thanh niên đã tham gia các cuộc đối thoại chính sách quốc gia ở cấp địa phương và trung ương để vận động cho các hoạt động kinh doanh có tác động xã hội, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của thanh niên. Năm 2022, YCL sẽ được triển khai tập trung vào chủ đề chính là “Kinh tế tuần hoàn”, bà Diana Torres khẳng định.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Với cam kết này, Việt Nam chính thức trở thành 1 trong 70 quốc gia trên thế giới, cùng cam kết hành động để giải quyết một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Quyết định này cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong khối tăng trưởng ít phát thải và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Tháng 6/2022 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng vừa ký Quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, góp phần cụ thể hóa cam kết nêu trên. Không thể phủ nhận rằng việc chuyển đổi sang một nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon là xu hướng tất yếu của thời đại và là cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xanh trong thế kỷ 21. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và chống biển đổi khí hậu, hướng tới một sự phát triển bền vững, bà Diana chia sẻ.

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các thanh niên khởi nghiệp, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, cũng như sự quan tâm từ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong nước và quốc tế. Một ví dụ là EQUO, một doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam với các sản phâm thân thiện với môi trường. Equo đã lọt vào top 18 chung cuộc trong cuộc thi EPPIC 2021 (Thử thách “Giải pháp Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương) của UNDP, và trở thành 1 trong 9 startup chiến thắng tại cuộc thi dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, do Liên Hợp Quốc tổ chức - UNOPS S3i Global Innovation Challenge.

Một ví dụ điển hình khác là ECOSOI, doanh nghiệp bền vững cung cấp các sợi dệt từ nguyên liệu nông nghiệp (dứa, chuối), đã giành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam, và nhận khoản đầu tư trị giá 127.000 USD thông qua chương trình. Tôi cũng vui mừng được chia sẻ rằng ECOSOI là một trong những đội chiến thắng của cuộc thi khởi nghiệp, đồng tổ chức bởi Youth Co:lab và VCCI vào năm 2021.

Youth Co:lab mong muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp bởi người trẻ, bao gồm việc nuôi dưỡng các ý tưởng về kinh tế tuần hoàn ở giai đoạn đầu, nâng cao khả năng huy động vốn, chúng tôi mong muốn được làm việc và đồng hành cùng với các anh, chị, những chuyên gia đào tạo, cố vấn, những nhà nhà đầu tư, các anh, chị là những người trực tiếp làm việc với các ý tưởng kinh doanh mới, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Youth Co:lab mong có thể khai phá những "giá trị tiềm ẩn" của các dự án cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, nhằm đạt được những mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Sau khóa tập huấn: kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững trong khởi nghiệp tạo tác động các cố vấn khởi nghiệp, giảng viên, học viên hãy là người dẫn dắt và đi đầu trong ứng dụng nền Kinh tế tuần hoàn ngày từ thiết kế đến triển khai, trong các ngành, lĩnh vực, đối với từng doanh nghiệp, người dân và các cấp quản lý, lãnh đạo… để tạo ra sự đồng thuận chung để vượt qua mọi thách thức hướng đến nền kinh tế xanh trên toàn cầu, Bà Diana Torres mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn bước đệm để doanh nghiệp khởi nghiệp vươn xa

    Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn bước đệm để doanh nghiệp khởi nghiệp vươn xa

    09:29, 14/09/2022

  • Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền tảng để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững

    Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền tảng để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững

    09:13, 22/07/2022

  • Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền kinh tế phát triển không phế thải

    Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền kinh tế phát triển không phế thải

    06:36, 24/07/2022

HƯƠNG NGỌC ghi