Các tình huống pháp luật: Có được xử lý kỷ luật đối với lao động nam nuôi con nhỏ?
VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
>>Các tình huống pháp luật: Thanh toán tiền đi đường của NLĐ nghỉ hằng năm được tính như thế nào?
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 29: Theo nghị định 145/2020/NĐ-CP không nêu vấn đề không được xử lý kỉ luật lao động nam trong thời gian nuôi con nhỏ. Vậy, nguyên tắc này có còn được áp dụng không?
Vấn đề không được xử lý kỷ luật NLĐ nam trong trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đã được quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 123 BLLĐ2012. Đây là điểm khác biệt so với BLLĐ 1994 đã được sửa đổi bổ sung qua nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, do được viết chung với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nên để giúp NSDLĐ và NLĐ nắm được quy định mới này, tại khoản 1 Điều 29 NĐ số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của CP quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ2012 có quy định cụ thể NSDLĐ không được xử lý KLLĐ đối với NLĐ là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Theo Khoản 4 Điều 123 BLLĐ 2012 quy định: Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý KLLĐ
4. Không được xử lý KLLĐ đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Theo Khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019 quy định: Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý KLLĐ
4. Không được xử lý KLLĐ đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) NLĐ nữ mang thai; NLĐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
BLLĐ 2019 tiếp tục kế thừa quy định này tại điểm d Khoản 4 Điều 122. Tuy nhiên, đối tượng mở rộng hơn khi bổ sung thêm quy định NSDLĐ không được xử lý KLLĐ đối với NLĐ nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vì vậy, nguyên tắc không được xử lý kỷ luật NLĐ (không phân biệt giới tính) trong thời gian nuôi con nhỏ vẫn tiếp tục được áp dụng khi BLLĐ 2019 có hiệu lực thi hành. Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và QHLĐ, trong đó có các quy định về KLLĐ, trách nhiệm vật chất nhưng không có điều khoản quy định cụ thể về nội dung này. Vì vậy, để thống nhất áp dụng trong doanh nghiệp và tránh rủi ro về pháp luật, NSDLĐ quy định cụ thể các trường hợp NLĐ nuôi con nhỏ, NLĐ trong thời gian nghỉ thai sản (trong đó có lao động nam) để tuân thủ quy định này.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Các tình huống pháp luật: Thanh toán tiền đi đường của NLĐ nghỉ hằng năm được tính như thế nào?
03:00, 01/09/2022
Các tình huống pháp luật: Tái tuyển dụng NLĐ có được hưởng ngày nghỉ hằng năm tăng thêm không?
03:00, 25/08/2022
Các tình huống pháp luật: Cách làm tròn khi tính số ngày nghỉ hằng năm
03:00, 18/08/2022