Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Trí Minh 24/09/2018 11:10

Các doanh nghiệp nên chủ động sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh tỷ giá đang chịu áp lực tăng khá mạnh.

Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng 285 đồng/USD, tương đương tăng khoảng 1,27%. Trong khi giá bán ra USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 580 đồng, tương đương tăng 2,55%.

 Từ đầu năm đến nay, giá bán ra USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 2,55%. (Biểu đồ diễn biến tỷ giá 8 tháng đầu năm 2018).

Từ đầu năm đến nay, giá bán ra USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 2,55%. (Biểu đồ diễn biến tỷ giá 8 tháng đầu năm 2018).

Tỷ giá lại rục rịch tăng

Sau khi được duy trì ổn định, thậm chí còn giảm nhẹ kể từ cuối tháng 8, tỷ giá VND/USD lại rục rịch tăng trong mấy phiên gần đây. Theo đó, ngày 19/9, NHNN tiếp tục tăng tỷ giá trung tâm thêm 10 đồng lên 22.710 đồng/USD sau khi đã tăng 10 đồng trong ngày trước đó. Giá bán ra USD tại Sở Giao dịch NHNN cũng tăng 10 đồng lên 23.341 đồng/USD, trong khi giá mua vào vẫn được giữ nguyên ở mức 22.700 đồng/USD.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp lực tỷ giá không lớn

    Áp lực tỷ giá không lớn

    11:01, 22/09/2018

  • “Sóng” tỷ giá cuối năm không quá lớn

    “Sóng” tỷ giá cuối năm không quá lớn

    11:01, 02/09/2018

  • Doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách nào?

    Doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách nào?

    11:01, 31/07/2018

  • NHNN chưa cần can thiệp tỷ giá VND/USD

    NHNN chưa cần can thiệp tỷ giá VND/USD

    15:27, 30/07/2018

  • Tỷ giá tăng do tác động tâm lý tức thời

    Tỷ giá tăng do tác động tâm lý tức thời

    11:01, 25/07/2018

  • NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn tỷ giá và thị trường

    NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn tỷ giá và thị trường

    06:50, 24/07/2018

  • "Sóng" tỷ giá khó bùng phát mạnh

    11:41, 19/07/2018

  • Chính phủ yêu cầu xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá

    Chính phủ yêu cầu xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá

    11:00, 12/07/2018

  • NHNN sẵn sàng can thiệp ổn định tỷ giá

    NHNN sẵn sàng can thiệp ổn định tỷ giá

    11:33, 08/07/2018

  • Doanh nghiệp dầu khí

    Doanh nghiệp dầu khí "ngồi trên lửa" vì tỷ giá

    06:00, 08/07/2018

Ngay lập tức, các ngân hàng cũng đồng loạt tăng giá mua - bán USD. Cụ thể, Vietcombank đã tăng cả giá mua và bán đồng bạc xanh thêm 10 đồng lên 23.250-23.330 đồng/USD. Vietinbank cũng nâng giá giao dịch đồng USD lên 23.243-23.333 đồng/USD. Nhiều ngân hàng TMCP khác cũng nâng tỷ giá thêm khoảng 5-10 đồng/USD. Hiện giá bán ra đồng bạc xanh cao nhất tại các ngân hàng là 23.330 đồng/USD, chỉ cách tỷ giá trần khoảng 60 đồng; trong khi giá mua vào cao nhất là 23.250 đồng/USD, cao hơn mức tỷ giá sàn tới 1.220 đồng.

Tỷ giá trên thị trường tự do cũng bật tăng trở lại, mua vào ở mức 23.370 đồng/USD, tăng 665 đồng so với đầu năm (2,9%); bán ra ở mức 23.400 đồng/USD, tăng 680 đồng (gần 3%).

Nguyên nhân khiến tỷ giá lại bắt đầu tăng do USD trên thị trường thế giới có xu hướng tăng trở lại sau khi Mỹ tiếp tục áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, thậm chí mức thuế suất có thể được đẩy lên tới 25% vào đầu năm tới. Trung Quốc cũng đáp trả bằng gói thuế 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Theo dự báo của giới chuyên môn, USD trên thị trường thế giới nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng khi mà các nhà đầu tư đang đẩy mạnh mua vào đồng tiền này và các tài sản của Mỹ, trong khi bán tháo tài sản của các thị trường mới nổi do lo ngại chiến  thương mại Mỹ- Trung sẽ còn tiếp tục leo thang. Bên cạnh đó, FED đã gần như chắc chắn sẽ tăng tiếp lãi suất tại cuộc họp tháng 9 sắp tới và có thể tăng thêm một lần nữa vào tháng 12, cũng hỗ trợ tích cực cho USD. Bởi vậy, sức ép lên tỷ giá những tháng cuối năm vẫn khá lớn. Theo đó, ANZ dự báo tỷ giá VND/USD ở mức 23.600 đồng vào cuối năm 2018 và 23.900 đồng vào cuối năm 2019.

Chủ động quản trị rủi ro tỷ giá

Tỷ giá tăng đang là nỗi lo của không ít doanh nghiệp hiện nay, kể cả các doanh nghiệp xuất khẩu do phải nhập một lượng lớn nguyên phụ liệu để sản xuất. Nỗi lo càng lớn hơn nhiều với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng khi mà giai đoạn cuối năm nhu cầu nhập khẩu thường tăng mạnh.

Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) cho biết, Tcty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) có giao dịch bằng ngoại tệ chiếm hơn 80%; Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có nhu cầu khoảng 1 tỷ USD/năm để trả tiền mua dầu thô nguyên liệu và trả nợ vay có gốc ngoại tệ... Theo ước tính từ PVN, tỷ giá biến động tăng khoảng 2% sẽ dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của các doanh nghiệp trong ngành hơn 1.800 tỷ đồng.

“Biến động tỷ giá là rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp ngành dầu khí thường gặp phải. Đối với các doanh nghiệp của PVN hiện có tổng mức giao dịch bằng ngoại tệ thường xuyên hàng năm khoảng 5 - 7 tỷ USD, thì mức độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá là rất lớn”, một quan chức PVN cho biết.

Trong bối cảnh hiện nay, lời khuyên của các chuyên gia là doanh nghiệp nên chủ động sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn. Theo đó, doanh nghiệp phải chịu giá cao hơn mức giá hiện tại, nhưng lại đảm bảo được sự ổn định của tỷ giá dựa trên kế hoạch tài chính của mình. Nghĩa là dù tỷ giá trong những tháng cuối năm có tăng vọt thì họ vẫn chỉ phải trả với mức giá đã mua trước đó.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng quyền chọn mua ngoại tệ. Trường hợp tỷ giá tăng, doanh nghiệp có thể chọn thực hiện quyền mua ngoại tệ của mình và phía ngân hàng có nghĩa vụ bán lượng ngoại tệ đó theo tỷ giá đã thỏa thuận. Còn trong trường hợp tỷ giá giảm, doanh nghiệp có thể không cần phải thực hiện quyền mua.

“Các doanh nghiệp nên chủ động quản trị rủi ro tỷ giá để tránh những biến động không lường trước được của thị trường trong tương lai, chủ động tự bảo vệ thay vì chỉ trông chờ vào việc bảo hộ tỷ giá của NHNN. Quản trị rủi ro tỷ giá sẽ giúp ổn định dòng tiền của doanh nghiệp”, ông Phạm Hồng Hải – Tổng giám đốc HSBC Việt Nam khuyến nghị.

Trí Minh