Bộ Tài chính Mỹ rà soát, tái kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ
Ngày 3/12, Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo bán niên về chính sách vĩ mô và ngoại hối của các nước đối tác thương mại lớn của Mỹ.
>>> Mỹ loại Việt Nam khỏi danh sách thao túng tiền tệ
Trong báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ rà soát và đánh giá chính sách các đối tác thương mại lớn của Mỹ, hiện đang chiếm khoảng 80% thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong khoảng thời gian 4 quý tính đến hết tháng 6/2021.
Dựa trên Đạo luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 (Đạo luật 1988), báo cáo kết luận rằng không có đối tác thương mại lớn nào thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ của mình với đồng USD của Mỹ nhằm mục đích ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc nhằm giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Theo Bloomberg, báo cáo Bộ Tài Chính Mỹ đồng thời kết luận rằng cả Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) vẫn tiếp tục đáp ứng được ba tiêu chí theo Đạo luật Xúc tiến và Tăng cường Thương mại năm 2015 (Đạo luật 2015) trong giai đoạn đánh giá, và thực tiễn tiền tệ của 12 nền kinh tế trong diện xem xét.
Bộ Tài chính đã tiến hành phân tích tăng cường đối với các chính sách kinh tế vĩ mô và hối đoái của Việt Nam và Đài Loan.
Vào tháng 7/2021, sau nhiều vòng đối thoại, Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết những lo lắng của Bộ Tài chính Mỹ về chính sách tỷ giá của Việt Nam. Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục làm việc chặt chẽ với SBV về những bước tiến mà Việt Nam đã đạt được trong việc giải quyết những mối lo của Bộ Tài chính Mỹ,Bộ Tài chính Mỹ hài lòng với diễn biến mà phía Việt Nam đưa ra đến hiện tại.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho rằng Việt Nam và Đài Loan đã vượt qua 3 ngưỡng về thặng dư thương mại, tài khoản vãng lai và can thiệp tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, phía Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam và Đài Loan để giải quyết các quan ngại của Washington.
Báo cáo của cơ quan này cũng cho biết 12 quốc gia đã vượt quá hai trong ba tiêu chí, cụ thể gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ireland, Ý, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Mexico và Thụy Sĩ.
Trong đó, đối với Thụy Sĩ, Bộ này cho biết sẽ tiếp tục phân tích chuyên sâu cho đến khi nước này không đáp ứng cả ba tiêu chí theo Đạo Luật năm 2015 trong hai lần báo cáo liên tiếp.
Theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen: "Bộ Tài chính đang làm việc không ngừng để thúc đẩy sự tăng trưởng và cân bằng trên toàn cầu, mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ, bao gồm cả thông qua cam kết chặt chẽ với các nền kinh tế lớn về các vấn đề liên quan đến tiền tệ".
Về Trung Quốc, Bộ Tài chính cho biết họ "ngày càng trở nên ngoại lệ hơn đối với việc không tiết lộ sự can thiệp vào thị trường ngoại hối" so với các nền kinh tế lớn khác.
Theo Bộ Tài Chính Mỹ, dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc đã tăng 102 tỷ USD trong 4 quý tính đến tháng 6, con số lớn nhất trong 12 tháng kể từ năm 2014.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng với việc Trung Quốc không công bố dữ liệu can thiệp ngoại hối và sự thiếu minh bạch về cơ chế tỷ giá hối đoái khiến nước này trở thành ngoại lệ trong số các nền kinh tế lớn như nêu trên, Bộ Tài chính Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ các hoạt động ngoại hối của các ngân hàng nhà nước Trung Quốc.
Như vậy, trong báo cáo rà soát kỳ này, Bộ Tài chính Mỹ tái khẳng định kết luận đã đưa ra vào tháng 4/2021, khi Bộ này đã đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ. Thụy Sỹ và Việt Nam tại thời điểm đó, được cơ quan này kết luận rằng cả hai quốc gia vẫn đáp ứng tiêu chí theo Luật thương mại Mỹ năm 2015 sau quá trình tìm hiểu và xem xét. Bộ Tài chính Mỹ đã có những tìm hiểu cặn kẽ về Thụy Sỹ và Việt Nam cũng như sẽ tiếp tục làm việc với các bên.
Kết luận của Bộ Tài chính Mỹ khẳng định sự tích cực và hiệu quả của chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam thời gian qua và đặc biệt trong giai đoạn khi bị đặt trong tầm ngắm "thao túng tiền tệ", song song cùng các biến động tiêu cực của đại dịch.
Có thể bạn quan tâm