Việt Nam khó bị “gắn mác” thao túng tiền tệ thời gian tới

Diendandoanhnghiep.vn Khả năng Việt Nam bị “gắn mác” thao túng tiền tệ vào tháng 10 tới là rất thấp, vì hiện Ngân hàng Nhà nước đang sát sao trong vấn đề điều hành chính sách tiền tệ.

Theo thông tin từ Bloomberg, Mỹ đang thảo luận về việc áp thuế với Việt Nam về các hành vi tiền tệ từng được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump mô tả là “bất hợp lý và gây bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ”.

Ngân hàng Nhà nước đang sát sao trong việc điều hành tỷ giá ngoại tệ, không để đồng USD tăng giá

Ngân hàng Nhà nước đang sát sao trong việc điều hành tỷ giá ngoại tệ, không để đồng USD tăng giá

Theo đó, Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến họp bàn về vấn đề này sớm với sự tham gia của các quan chức Bộ Tài chính Mỹ, văn phòng Đại diện Thương mại, Bộ Thương mại và Hội đồng An ninh Quốc gia. Cho đến nay, Chính quyền Tổng thống Biden vẫn được xem là luôn chọn cách tiếp cận mềm mỏng trong các vấn đề tiền tệ so với người tiền nhiệm.

Hồi tháng 12, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Trump đã ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, lần đầu tiên gắn mác thao túng tiền tệ với Việt Nam và Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định không sử dụng tỷ giá nhằm giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế. Việc điều hành tỷ giá những năm qua, trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung,  nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho biết, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang sát sao trong việc điều hành tỷ giá ngoại tệ, không để đồng USD tăng giá. Nếu không rất có thể, tháng 10 năm nay, Mỹ sẽ xem xét lại việc đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Trong đó, 3 tiêu chí chính để bị “gắn mác” này đó là: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ.

Vào thời điểm tháng 4/2021, khi Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã khảo sát các khía cạnh và cho rằng Việt Nam không thao túng tiền tệ, nhưng đó chỉ là kết luận tại thời điểm đó và sẽ tiếp tục theo dõi trong 6 tháng tới. Trong kì xét lại, nếu Việt Nam vẫn có đủ 3 tiêu chí thì sẽ tiếp tục đưa vào danh sách trở lại. Đồng thời, những nước trong danh sách thao túng tiền tệ sẽ phải chịu biện pháp trừng phạt như tăng thuế nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ.

Thao túng tiền tệ được hiểu là khi một quốc gia dùng mọi cách để mua vào đồng USD và đẩy giá nó lên cao, khiến USD trở nên đắt đỏ. Điều này sẽ có lợi cho việc xuất khẩu với quốc gia đó, kết hợp với những tiêu chí khác tạo ra nguy cơ thao túng tiền tệ. Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, khả năng Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách trong tháng 10 tới đây theo quy định xét duyệt của Mỹ là rất thấp, vì Ngân hàng Nhà nước đang làm rất tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ của mình”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam khó bị “gắn mác” thao túng tiền tệ thời gian tới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713463010 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713463010 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10