Nguy cơ tái gắn mác thao túng tiền tệ

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang lên kế hoạch họp bàn về việc xem xét có trừng phạt Việt Nam hay không liên quan đến những nghi ngờ thao túng tiền tệ.

Mặc dù đã được Mỹ gỡ mác thao túng tiền tệ vào trung tuần tháng 4 vừa qua, song Việt Nam vẫn nằm trong danh sách giám sát.

 5 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gấp 6 lần so với nhập khẩu. Thặng dư thương mại gần 31 tỷ USD. Nguồn: TCHQ

5 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gấp 6 lần so với nhập khẩu. Thặng dư thương mại gần 31 tỷ USD. Nguồn: TCHQ

Nguy cơ hiện hữu

Trước đó, nhiều chuyên gia cũng lên tiếng, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu nhờ kiều hối chuyển về nước, trong khi thặng dư thương mại của Việt Nam là khá thấp. Đây là yếu tố khách quan, không phải do tỷ giá cao hay thấp mà người Việt tại nước ngoài chuyển tiền về cho người thân. Nếu loại trừ kiều hối, cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư không lớn, thậm chí còn thâm hụt.

Còn NHNN mua vào ngoại tệ cũng là nhu cầu thực tế trong bối cảnh lượng kiều hối, vốn FDI đều đặn đổ vào Việt Nam với gần 40 tỷ USD mỗi năm.

Mặc dù vậy, nguy cơ Việt Nam bị tái gắn mác thao túng tiền tệ vẫn đang hiện hữu khi Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ tăng cường giám sát Việt Nam, nhất là vấn đề thương mại.

Hóa giải bằng cách nào?

Ngay từ đầu năm nay, NHNN đã chuyển sang cơ chế mua ngoại tệ kỳ hạn thay vì cơ chế giao ngay. Theo Công ty Chứng khoán KB, NHNN có thể sử dụng sự khó khăn trong bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại để làm bằng chứng đàm phán với Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, NHNN không còn tích cực can thiệp vào thị trường ngoại tệ một chiều.

Không chỉ vậy, mới đây NHNN còn giảm giá mua ngoại tệ kỳ hạn cho dù USD trên thị trường thế giới có xu hướng phục hồi. Động thái trên cho thấy, NHNN đã giảm nhu cầu mua vào ngoại tệ do dự trữ ngoại hối đã cao hơn mức tiêu chuẩn, theo thang đo của IMF. Điều này vừa giúp giải tỏa áp lực lên tỷ giá, vừa tránh vi phạm can thiệp ngoại hối.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, cốt lõi của việc Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ đối với một quốc gia chủ yếu là về vấn đề thương mại. Việc gắn mác thao túng tiền tệ cũng chỉ là tiền đề để Mỹ áp thuế trừng phạt lên hàng hóa của các quốc gia đó theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ.

Trong khi đó, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ 6 tháng đầu năm nay đã tăng từ 15 tỷ USD lên hơn 37 tỷ USD. Bởi vậy, ông Adam Sitkoff, Giám đốc Amcham, khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tìm cách giảm bớt tình trạng mất cân bằng thương mại hiện nay với Mỹ để tránh bị tái gắn mác thao túng tiền tệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ tái gắn mác thao túng tiền tệ tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713481980 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713481980 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10