"Điệp khúc" mùa BCTC: Nhiều doanh nghiệp bốc hơi lợi nhuận sau kiểm toán

ĐÌNH ĐẠI 19/04/2022 05:15

Câu chuyện các doanh nghiệp thất thoát hàng chục tỷ đồng lợi nhuận, thậm chí có doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán luôn là những điệp khúc lặp đi lặp lại trong các mùa báo cáo tài chính.

Chuyển lãi thành lỗ

Cụ thể, theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất kiểm toán năm 2021, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HoSE: HU1) ghi nhận lỗ ròng gần 3,9 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập lãi đạt hơn 876 triệu đồng.

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HoSE: HU1) ghi nhận lỗ ròng gần 3,9 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập lãi đạt hơn 876 triệu đồng.

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1 ghi nhận lỗ ròng gần 3,9 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập lãi đạt hơn 876 triệu đồng.

So với cùng kỳ, doanh thu thuần của HU1 tăng vọt lên 796 tỷ đồng, gấp đôi năm 2020. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp giảm từ 7% xuống còn 4%. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí đã khiến đơn vị ôm lỗ ròng gần 4 tỷ đồng trong khi năm trước lãi hơn 5 tỷ đồng. 

Theo ban lãnh đạo HU1, trong năm công ty có phát sinh hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi của công ty con (HUD1.02) với số tiền 4,8 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của COVID-19 nên HUD1.02 gặp khó khăn về nguồn việc làm, đã tạm dừng hoạt động, chỉ đang làm thanh quyết toán các công việc dở dang nên số liệu sử dụng trên báo cáo trước kiểm toán là số liệu chưa được soát xét.

Đáng chú ý, kiếm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC hợp nhất 2021 của HU1. Cụ thể, đơn vị kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ xác nhận các khoản nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2021 với giá trị hơn 37 tỷ đồng. Kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế nhưng vẫn chưa thể thu thập được đầy đủ bằng chứng hợp lý. Do đó, kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến về tính hiện hữu, đầy đủ, đúng đắn và khả năng thu hồi của các khoản nợ phải thu này cũng như ảnh hưởng của vấn đề này đối với BCTC hợp nhất 2021 của Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty chưa thu thập được đầy đủ thư xác nhận các khoản nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2021 với giá trị hơn 15,5 tỷ đồng. Kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế nhưng vẫn chưa thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp về tính đầy đủ, hiện hữu, đúng đắn của các khoản công nợ phải trả cũng như ảnh hưởng của vấn đề này.

Tương tự, BCTC kiểm toán của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) cũng ghi nhận lỗ ròng gần 9 tỷ đồng trong năm 2021, trong khi trước đó theo báo cáo tự lập, công ty lãi ròng gần 9 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, TTF lỗ gần 9 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lãi gần 9 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, TTF lỗ gần 9 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lãi gần 9 tỷ đồng.

So với kết quả kinh doanh 2020, tuy doanh thu thuần và doanh thu tài chính của TTF đều tăng trưởng mạnh, lần lượt 32% và 123% nhưng do chi phí bán hàng lẫn chi phí quản lý đều tăng cao, nhưng doanh nghiệp này vẫn lỗ ròng gần 9 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi ròng gần 31 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của TTF tăng 27% so với đầu năm, đạt hơn 2,838 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều lần lượt tăng 51% và 19%, đạt 549 tỷ đồng và 934 tỷ đồng.

Cũng tại báo cáo kiểm toán, doanh thu tài chính của TTF lại được điều chỉnh tăng từ 20 tỷ đồng lên hơn 60 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Công ty ghi nhận thêm thu nhập từ việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành M’Drak và CTCP Vật liệu Xây dựng Trường Thành - Phước An.

Mặc dù đã có nhiều khởi sắc từ sau khi “ông trùm giải cứu” Mai Hữu Tín ngồi vào ghế Chủ tịch TTF, nhưng chỉ số kinh doanh của TTF vẫn chưa khả quan. Kết thúc năm 2021, tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp vẫn ở mức cao, với 3.035 tỷ đồng, tương đương 74% vốn điều lệ. Để cân đối tài chính, năm 2021 TTF đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 3.112 tỷ lên 4.112 tỷ đồng.

Tại Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (HoSE: CTI), báo cáo tài chính kiểm toán cũng ghi nhận lãi ròng hợp nhất giảm 554% so với trước kiểm toán, chuyển từ lãi 2,9 tỷ đồng thành lỗ 13 tỷ đồng. Ban lãnh đạo CTI cho biết, kiểm toán điều chỉnh tăng mức trích dự phòng đầu tư vốn vào các công ty con khiến cho lợi nhuận hợp nhất giảm.

Sau kiểm toán, Cường Thuận IDICO chuyển từ lãi 2,9 tỷ đồng thành lỗ 13 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, Cường Thuận IDICO chuyển từ lãi 2,9 tỷ đồng thành lỗ 13 tỷ đồng.

Với khoản lỗ 13 tỷ đồng, lợi nhuận của CTI giảm 113% so với mức lợi nhuận 101 tỷ đồng đạt được trong năm 2020. Theo ban lãnh đạo CTI, các trạm BOT tạm dừng thu phí để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; các công trình xây dựng cũng tạm ngưng do chuỗi cung ứng bị ngưng trệ làm doanh thu mảng thu phí đường bộ và xây lắp giảm và không có nghiệp vụ bán tài sản nên lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với năm 2020.

Về tình hình tài chính, tổng tài sản của CTI tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 4.740 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm 74%, tương đương 3.503 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm. Trong cơ cấu nợ phải trả, tổng nợ vay và nợ thuê tài chính của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất 85%, đạt 2.987 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm, nợ vay của CTI tăng thêm gần 220 tỷ đồng, tương ứng tăng 8%, gồm nợ vay ngắn hạn 216,5 tỷ đồng (giảm 46%) và khoản dài hạn 2.770 tỷ đồng (tăng 17%).

Lợi nhuận giảm sau kiểm toán

Mặc dù, không bị chuyển từ lãi sang lỗ như HU1, TTF hay CTI, nhưng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp cũng bị thất thoát hàng chục tỷ đồng sau kiểm toán. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ và hợp nhất trong báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty CP Fecon (HoSE: FCN) ghi nhận giảm lần lượt 40% và 38% so với báo cáo tự lập, xuống mức 48 tỷ đồng và 71 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ và hợp nhất của FCN ghi nhận giảm lần lượt 40% và 38% so với báo cáo tự lập.

Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ và hợp nhất của FCN ghi nhận giảm lần lượt 40% và 38% so với báo cáo tự lập.

Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận sụt giảm là do giá vốn của một số dự án tăng so với dự kiến ban đầu bởi giá nguyên vật liệu biển động bất động bất thường và chi phí nhân công tăng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thời gian thi công một số công trình kéo dài hơn kế hoạch nên phát sinh thêm chí phí trong năm và ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công trình.

Theo ban lãnh đạo FCN, công ty đã làm việc và có những trao đổi thống nhất với một số chủ đầu tư, thầu chính về việc điều chỉnh tăng giá hợp đồng thi công do các yếu tố biến động nêu trên nên đã thực hiện tính toán lãi gộp trên cơ sở giả định có nguồn bù giá này. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán thực hiện ghi nhận lãi gộp giảm đi trên quan điểm chưa có bằng chứng chắc chắn về việc bù giá này từ chủ đầu tư, thầu chính, do đó dẫn đến việc giảm lợi nhuận như trên.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty CP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) cũng giảm 64 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tương đương giảm 11,14%, xuống còn 513 tỷ đồng (báo cáo tự lập ghi nhận lãi gần 578 tỷ đồng).

Doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do đã ghi nhận khoản toạn ứng cổ tức đợt 1/2021 là 63 tỷ đồng của Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên vào chỉ tiêu doanh thu tài chính nên phải điều chỉnh giảm lãi, lỗ trong công ty liên kết.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2021 thấp hơn 611 tỷ đồng, tương đương với thấp hơn 54,37% soa với năm 2020, chủ yếu là do lợi nhuận khác trong năm 2021 giảm nhiều so với năm 2020. Cụ thể, năm 2020, công ty có phát sinh khoản thu nhập khác là khoản bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi triển khai dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 từ Công ty CP KCN Nam Tân Uyên là hơn 860 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao DGC trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán?

    Vì sao DGC trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán?

    13:00, 15/04/2022

  • Thị trường chứng khoán có trượt về mốc 1.200 điểm?

    Thị trường chứng khoán có trượt về mốc 1.200 điểm?

    05:15, 15/04/2022

  • Kiểm soát tin đồn trên thị trường tài chính, chứng khoán

    Kiểm soát tin đồn trên thị trường tài chính, chứng khoán

    05:00, 15/04/2022

  • Thị trường chứng khoán đã tìm thấy đáy?

    Thị trường chứng khoán đã tìm thấy đáy?

    05:15, 14/04/2022

  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

    Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

    20:30, 11/04/2022

ĐÌNH ĐẠI