Vietnam Airlines giảm mạnh lỗ nhờ thị trường nội địa phục hồi nhanh

ĐÌNH ĐẠI 30/07/2022 03:00

Thị trường nội địa phục hồi nhanh đã gúp cho kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines khả quan hơn với khoản lỗ giảm gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

>>>DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Kế hoạch giữ phần của Vietnam Airlines?

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) ghi nhận doanh thu đạt 18.323 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2021 và vượt 35% kế hoạch đề ra.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam giảm gần 2 lần lỗ nhờ sự phục hồi nhanh của thị trường nội địa phục hồi nhanh.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam giảm gần 2 lần lỗ nhờ sự phục hồi nhanh của thị trường nội địa.

Trong kỳ, chi phí tài chính của Vietnam Airlines tăng vọt từ 422 tỷ đồng lên gần xấp xỉ 1.150 tỷ đồng. Chi phí bán hàng của “anh cả” ngành hàng không này cũng tăng gấp hơn 2 lần lên gần 660 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Vietnam Airlines lỗ trước thuế 2.475 tỷ đồng, giảm gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù kết quả kinh doanh khả quan hơn nhờ sự phục hồi nhanh chóng của thị trường nội địa, song Vietnam Airlines vẫn chưa thoát khỏi cảnh kinh doanh dưới giá vốn do giá nhiên liệu tăng mạnh. Cuối tháng 6, giá xăng Jet A1 vượt 160 USD/thùng, cao gấp hơn 2 lần mức bình quân năm ngoái.

Bên cạnh đó, thị trường quốc tế chưa phục hồi như kỳ vọng, nhất là Đông Bắc Á - thị trường mang lại nguồn thu quan trọng cho Vietnam Airlines trước dịch. Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận gộp âm 376 tỷ đồng, giảm 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, Vietnam Airlines lỗ hơn 5.100 tỷ đồng, giảm khoảng 3.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến 30/6, khoản lỗ luỹ kế của hãng hàng không quốc gia này đã lên đến gần 28.900 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 4.914 tỷ đồng, tăng 2.700 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý I.

Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, dù thị trường nội địa phục hồi nhanh chóng nhưng các khó khăn trong thời gian tới vẫn còn rất lớn khiến hàng không chưa thể thoát lỗ ngay, trong đó thách thức lớn nhất là việc giá nhiên liệu bay (chiếm 40% chi phí khai thác) tăng cao đột biến - mức giá nhiên liệu bình quân cao gấp đôi cùng kỳ.

Tuy nhiên, việc nối lại đường bay quốc tế sẽ giúp tận dụng tối ưu đội tàu bay của Vietnam Airlines, hiện có quy mô lớn nhất Việt Nam với hơn 100 chiếc đa chủng loại, từ tàu thân hẹp bay tầm trung, ngắn như Airbus A321neo đến tàu thân rộng, hiện đại, bay tầm xa như Boeing 787, Airbus A350.

>>>Vietnam Airlines lỗ gần 1 tỷ USD, chờ cơ hội hồi phục ngành năm 2022

Cổ phiếu của

Cổ phiếu của "anh cả" ngành hàng không Việt Nam vẫn đang thuộc diện kiểm soát từ 03/11/2021 và tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện này theo quyết định mới vào tháng 6/2022

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines đã khai thác trở lại đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Anh, Pháp, Đức, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào, Campuchia. Ngày 15/6, hãng đã mở thêm đường bay mới đến Ấn Độ. Hãng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ngay lập tức khai thác trở lại các đường bay đến Trung Quốc, Myanmar, Nga khi điều kiện cho phép. Tổng số đường bay quốc tế đang khai thác đạt 35 đường bay, bằng 53% so 2019. Từ tháng 7/2022, Vietnam Airlines sẽ nâng số đường bay quốc tế lên 39 đường bay, bằng 60% so 2019.

Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường hành khách đạt 23,3 triệu khách, tăng 74,2% so cùng kỳ năm 2021 và bằng 60% so cùng kỳ 2019. Trong đó, thị trường nội địa đạt 20,8 triệu khách, tăng 58,4% so cùng kỳ 2021 và tăng 12% so cùng kỳ năm 2019. Những con số trên cho thấy, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã tăng ngoạn mục, đặc biệt là từ tháng 5/2022.

Tổng thị trường hàng hóa đạt 651.000 tấn, tăng 6,8% so cùng kỳ năm 2021 và tăng 7% so cùng kỳ 2019, trong đó thị trường nội địa đạt 146.900 tấn tăng 3,6% so cùng kỳ 2021 và giảm 29% so cùng kỳ năm 2019. Cũng trong giai đoạn này, tại thị trường nội địa các hãng bay Việt Nam vận chuyển đạt 20,78 triệu khách, tăng 60% so với cùng kỳ 2021 và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên thị trường quốc tế vẫn tăng trưởng chậm không như kỳ vọng.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, thị trường nội địa bắt đầu hồi phục từ tháng 4/20222, tăng trưởng trở lại vào tháng 5/2022 và có sự tăng trưởng mạnh trong tháng 6/2022, đạt 5 triệu khách, tăng 20,9% so tháng 5/2022 và tăng 38,8% so tháng 6/2019 (tháng cao điểm Hè trước dịch COVID-19).

Đặc biệt, hệ số sử dụng ghế trên các đường bay nội địa trong tháng 6/2022 đều rất cao, đạt từ 85% đến 87% tùy hãng. Điều này cho thấy, đến thời điểm hiện tại, thị trường hàng không nội địa đã hoàn toàn hồi phục và có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2022.

Sự phục hồi nhanh của thị trường nội địa đã giúp các hãng hàng không Việt Nam phục hồi nhanh hơn kỳ vọng, bất chấp thị trường quốc tế chưa phục hồi được 50% so với thời điểm trước dịch. Từ những tín hiệu trên, giới chuyên gia nhận định, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của hầu hết các hãng hàng không Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Vietnam Airlines và Turkish Airlines ký kết thỏa thuận hợp tác

    Vietnam Airlines và Turkish Airlines ký kết thỏa thuận hợp tác

    14:52, 19/07/2022

  • DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Kế hoạch giữ phần của Vietnam Airlines?

    DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Kế hoạch giữ phần của Vietnam Airlines?

    03:00, 22/05/2022

  • Vietnam Airlines lỗ gần 1 tỷ USD, chờ cơ hội hồi phục ngành năm 2022

    Vietnam Airlines lỗ gần 1 tỷ USD, chờ cơ hội hồi phục ngành năm 2022

    05:15, 05/04/2022

  • Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ

    Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

    10:18, 24/03/2022

  • MỞ CỬA DU LỊCH: 5 kiến nghị của Vietnam Airlines

    MỞ CỬA DU LỊCH: 5 kiến nghị của Vietnam Airlines

    12:21, 11/03/2022

  • Vietnam Airlines gia nhập xu hướng bảo hiểm chậm/hủy chuyến bay

    Vietnam Airlines gia nhập xu hướng bảo hiểm chậm/hủy chuyến bay

    04:00, 27/02/2022

ĐÌNH ĐẠI