“Ngược dòng” khó khăn của ngành dệt may, TCM lãi đậm

ĐÌNH ĐẠI 06/02/2023 04:50

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp ngành dệt may gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát và chiến tranh khiến lợi nhuận sụt giảm, TCM đã “ngược dòng” thành công với lợi nhuận tăng vọt.

>>>Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Công ty CP Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) ghi nhận doanh doanh thu thuần đạt hơn 937 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Do giá vốn tăng chậm hơn, với hơn 789 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 11%, nên lợi nhuận gộp về của doanh nghiệp đạt hơn 152 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

"Ngược dòng" khó khăn của ngành dệt may, Thành Công có một năm kinh doanh lãi cao nhất từ trước đến nay.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính mang về cho doanh nghiệp ngành dệt may này gần 48 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí của hoạt động này cũng tăng 171%, lên hơn 47,8 tỷ đồng. Nhưng nhờ doanh nghiệp tiết giảm được một phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tương tứng với mức tiết giảm 4% và 26%, nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 155%, lên hơn 73,2 tỷ đồng.

Kết quả, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt hơn 74,4 tỷ đồng và hơn 59,7 tỷ đồng, tăng tương ứng 154% và 138% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt hơn 59,5 tỷ đồng, tăng 144% so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế cả năm 2022, TCM ghi nhận 4.337 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% và lợi nhuậ sau thuế trên 281 tỷ đồng, tăng 96% so với năm 2021. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp ngành dệt may này. Với kết quả này, TCM đã vượt 11% kế hoạch lợi nhuận và 4% kế hoạch doanh thu năm.  

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của TCM đạt hơn 3.477 tỷ đồng, giảm hơn 3,5% so với hồi đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn với hơn 2.166 tỷ đồng; khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đạt hơn 203 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn của khách hàng là hơn 345 tỷ đồng, doanh nghiệp trích lập dự phòng khó đòi cho khoản mục này hơn 109 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của TCM ghi nhận gần 1.283 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Trong đó, thành phẩm chiếm 49% cơ cấu tồn kho với gần 628 tỷ đồng, tăng 3%; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hơn 321 tỷ đồng, giảm 30%; nguyên, vật liệu gần 260 tỷ đồng, giảm 9%…

>>>Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 4/1, cổ phiếu TCM đạt

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 4/1, cổ phiếu TCM đạt thị giá 47.900 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 30% so với hồi tháng 4/2022.

Nợ phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm giảm 21%, còn gần 1.500 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm hơn 1.311 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là hơn 818 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Ngược lại, khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn của doanh nghiệp tăng 51%, lên gần 141 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 1.978 tỷ đồng, tăng 15,8% so với đầu năm.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, TCM đã và đang nhận được phần lớn đơn hàng cho cho quý I/2023 và bắt đầu lên kế hoạch cho đơn hàng quý II/2023. Với việc kỳ vọng lãi suất FED tạo đỉnh trong quý I/2023, Yuanta Việt Nam cũng kỳ vọng nhu cầu cho các sản phẩm dệt may có thể hồi phục tốt hơn từ quý II/2023 trở đi.

“TCM đã khởi công đầu tư giai đoạn 2 nhà máy Vĩnh Long vào tháng 5/2021. Theo đó, công suất hoạt động sẽ tăng thêm 9 triệu sản phẩm, tương đương 33% công suất hiện tại. Chúng tôi cho rằng sau những khó khăn vĩ mô hiện tại, TCM có thể hoàn thiện nhà máy trong năm 2023 để đón đầu đà hồi phục và hỗ trợ tăng trưởng” Yuanta Việt Nam nhận định.

Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhập ngành dệt may mới đây, chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức đối với ngày dệt may Việt Nam. Theo KIS Việt Nam, xuất khẩu hàng may mặc trong 2022 tăng trưởng 14.5%, đạt gần 37,5 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu xơ sợi lại có kết quả không mấy khả quan khi chứng kiến mức tăng trưởng âm 16% so với cùng kỳ, giảm xuống chỉ còn 4,7 tỷ USD.

“Năm 2023 hứa hẹn sẽ là một năm thử thách cho ngành dệt may do nhu cầu thấp đối với các sản phẩm may mặc và mức tồn kho cao ở các nhà bán lẻ lớn nước ngoài (Nike và Adidas có mức hàng tồn kho tăng lần lượt là 43% n/n và 35% n/n dựa theo báo cáo quý gần nhất). Cụ thể, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đơn đặt hàng trước cho quý I/2023 đã giảm 25 - 27% n/n, báo hiệu một năm nhiều khó khăn phía trước”, KIS Việt Nam nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may

    Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may

    00:09, 05/02/2023

  • “Xanh hóa” ngành dệt may

    “Xanh hóa” ngành dệt may

    02:00, 31/01/2023

  • Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu

    Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu

    04:00, 13/01/2023

  • Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

    Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

    00:01, 17/12/2022

  • Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

    Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

    04:00, 01/10/2022

ĐÌNH ĐẠI