Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 05/02/2023 00:09

Năm 2022 hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự phục hồi tích cực. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay nhiều doanh nghiệp may mặc phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng sụt giảm mạnh.

>>>Hải Dương: Cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đồng hành cùng doanh nghiệp

Từ hỗ trợ người lao động ảnh hưởng...

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp may mặc gặp nhiều khó khăn do đơn hàng sụt giảm, phải cắt giảm lao động do không đủ việc làm cho người lao động hoặc công nhân chủ động nghỉ việc do thời gian tăng ca ít, thu nhập thấp.

Theo Thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ đầu năm đến ngày 28.11 cho thấy có hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ suy giảm việc làm, mất việc. Trong đó hơn 41.500 lao động mất việc và 430.600 người bị giảm giờ làm hằng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng. Do đó việc quan trọng là cần chủ động sớm việc dự báo, chính sách hỗ trợ. Do là nước có nhiều doanh nghiệp gia công các mặt hàng cho thế giới nên khi tình hình các thị trường chính như EU, Mỹ... biến động, hành vi tiêu dùng toàn cầu thay đổi đã dẫn đến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta bị sụt giảm.

từ cuối năm 2022 đến nay nhiều doanh nghiệp may mặc phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng sụt giảm mạnh (ảnh minh họa)

Từ cuối năm 2022 đến nay nhiều doanh nghiệp may mặc phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng sụt giảm mạnh (ảnh minh họa)

Để hỗ trợ cho người lao động UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các cấp ngành Hỗ trợ người lao động ảnh hưởng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh: Theo Kế hoạch 213 của Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương, Đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ) bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động, phải nghỉ việc không hưởng lương, bị chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng từ ngày 1.10.2022 đến hết ngày 31.3.2023 sẽ được hỗ trợ.

Trong đó, 3 nhóm đối tượng được hỗ trợ gồm: đoàn viên, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc hỗ trợ từ 700.000-1 triệu đồng/người; đoàn viên, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ từ 1,4-2 triệu đồng/người. Đoàn viên, NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ từ 2,1-3 triệu đồng/người. Mỗi người được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Được biết, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định, trình Liên đoàn Lao động tỉnh. Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Liên đoàn Lao động tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ.

Kinh phí hỗ trợ được giao cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có. Trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh cấp bù. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 31.3.2023.

Theo đại diện Công ty TNHH May Tinh Lợi, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp may mặc gặp nhiều khó khăn do đơn hàng sụt giảm, phải cắt giảm lao động do không đủ việc làm cho người lao động hoặc công nhân chủ động nghỉ việc do thời gian tăng ca ít, thu nhập thấp.

Trong bối cảnh này, Công ty TNHH May Tinh Lợi đã nỗ lực duy trì được việc làm ổn định cho người lao động. Hiện nay, công ty đã nhận được các đơn hàng đủ để 100% số công nhân làm việc đến hết quý I.2023.

Công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam: Chủ doanh nghiệp và người lao động đồng hành phát triển (báo Hải Dương)

Chủ doanh nghiệp và người lao động đồng của Công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam đồng hành phát triển (báo Hải Dương)

Từ đầu tháng 1.2023 đến nay, hằng tuần công ty đều xuất khẩu các lô hàng thành phẩm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân người lao động để tăng tốc khi có nhiều đơn hàng hơn. Công ty phấn đấu sản lượng xuất khẩu và doanh thu trong năm 2023 tăng từ 15 - 20% so với năm 2022.

Được biết, sáng 30.1 (mùng 9 tháng giêng), khoảng 14.000 lao động của công ty tại cơ sở trong khu công nghiệp Lai Vu đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023. Trước đó, từ mùng 6 tháng giêng, khoảng 3.200 lao động của công ty tại cơ sở 1 trong khu công nghiệp Nam Sách đã đi làm. Công ty TNHH May Tinh Lợi phấn đấu sản lượng xuất khẩu và doanh thu tăng từ 15 - 20%. Công ty này hiện đã nhận được các đơn hàng đủ để 100% số công nhân làm việc đến hết quý I.2023.

Đến cùng đồng hành

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài suốt hơn 2 năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất, trong đó có ngành may mặc.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH May Formostar (TP Hải Dương), gần 1.000 lao động Công ty đang tất bật để bảo đảm tiến độ những đơn hàng cả cũ lẫn mới. Doanh nghiệp này chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, với 70% thị phần xuất khẩu sang 2 thị trường khó tính là Mỹ, Canada. Công ty thường xuyên cải tiến máy móc, trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của đối tác. Doanh nghiệp này cũng chia sẻ: Không thể phủ nhận những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, thậm chí ngay thời điểm này, tác động ấy vẫn khiến rất nhiều doanh nghiệp lao đao.

Tuy nhiên, chúng tôi luôn xác định khó khăn, thách thức đồng thời sẽ mở ra cơ hội nếu có chiến lược đúng đắn. Bảo đảm đời sống của người lao động, đáp ứng tốt nhất yêu cầu bạn hàng, nhất là những bạn hàng từ các thị trường khó tính đã giúp chúng tôi giữ vững thị trường.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam: Trong khi nhiều doanh nghiệp khó khăn vì đơn hàng sụt giảm, thậm chí phá sản thì Công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam vẫn không ngừng tuyển công nhân vì đơn hàng dồi dào. Công nhân vẫn làm việc bình thường, duy trì cả tăng ca 2 tiếng/ngày. Có được công việc ổn định là do doanh nghiệp thuộc tập đoàn quốc tế, hợp tác với rất nhiều nhãn hàng lớn, uy tín ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, công ty luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm, thời gian xuất hàng cũng như cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn của khách hàng. Từ đó đã xây dựng được uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Được biết, trong 2 năm qua, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ đồng để mua sắm hệ thống điều hòa cho các khu vực sản xuất, tạo môi trường mát mẻ cho công nhân làm việc ngay cả những ngày hè nóng bức. Hiện có 4 trong tổng số 6 nhà xưởng có hệ thống điều hòa trung tâm. Dự kiến tháng 4.2023, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư hệ thống điều hòa ở 2 xưởng còn lại. Cùng với đó, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất, tiết kiệm sức lao động. Một số thiết bị hiện đại như máy cắt chun tự động, máy bổ trụ tự động; máy đo thông số kết hợp gấp gói tự động. Điểm mới là công ty đã đầu tư robot AGV vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm tối đa sức lao động của công nhân. 

 Dù doanh nghiệp thuộc lương vùng 4 nhưng Ban lãnh đạo công ty đã trả mức lương vùng 1 cho công nhân, cùng với nhiều chế độ đãi ngộ giúp người lao động ổn định đời sống. Đến nay, thu nhập bình quân của công nhân đạt 10 triệu đồng/người/tháng.

Theo Thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ đầu năm đến ngày 28.11 cho thấy có hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ suy giảm việc làm, mất việc (ảnh minh họa)

Theo Thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ đầu năm đến ngày 28.11 cho thấy có hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ suy giảm việc làm, mất việc (ảnh minh họa)

Để hình thành một doanh nghiệp phát triển ổn định, có uy tín với khách hàng cũng như người lao động, Ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp. Tiêu chí đầu tiên để làm nên sự bền vững của doanh nghiệp chính là “lấy người lao động làm trung tâm”; không gian làm việc cởi mở. Cán bộ, công nhân, người lao động làm việc tại doanh nghiệp đều có sự chuyên nghiệp, cùng hợp tác, chia sẻ, đoàn kết cùng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Doanh nghiệp cần tăng cường liên kết ứng dụng công nghệ cao

    Hải Dương: Doanh nghiệp cần tăng cường liên kết ứng dụng công nghệ cao

    19:19, 03/02/2023

  • Hải Dương: Cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đồng hành cùng doanh nghiệp

    Hải Dương: Cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đồng hành cùng doanh nghiệp

    14:53, 30/01/2023

  • Hải Dương: Du lịch tâm linh hút khách

    Hải Dương: Du lịch tâm linh hút khách

    00:57, 27/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO