Hải Dương: Du lịch tâm linh hút khách

Diendandoanhnghiep.vn Trong 5 ngày đầu nghỉ Tết Nguyên đán 2023, hàng nghìn du khách đã đến chiêm bái và dâng hương tại các các khu di tích lịch sử quốc gia, đền, chùa hành hương, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh.

>>> Về Bảo tàng Hải Dương trải nghiệm không gian Tết xưa

Từ mùa du lịch tâm linh...

Hải Dương là một trung tâm văn hóa và tâm linh của miền Bắc. Với các đền và chùa chiềng nổi tiếng với du khách như: Chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc, Đền Cao An Phụ, Đền Kính Chủ, Đảo Chi Lăng Nam. Theo bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, một trong 4 di tích quốc gia đặc biệt của Hải Dương, trong những ngày đầu nghỉ Tết Nguyên đán đã đón khoảng 5.000 lượt du khách đến chiêm bái và dâng hương.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, một trong 4 di tích quốc gia đặc biệt của Hải Dương

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, một trong 4 di tích quốc gia đặc biệt của Hải Dương

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thế thao và Du lịch, Hải Dương; Hải Dương là nơi hình thành và sản sinh ra nhiều những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Côn Sơn – Kiếp Bạc, một quần thể di tích độc đáo, quan trọng bậc nhất của xứ Đông; Văn miếu Mao Điền, Chùa Giáng, Đền Bia – gắn với cuộc đời của đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh… Không gian văn hóa trong các lễ hội ở vùng xứ Đông mang đậm yếu tố lịch sử, tín ngưỡng và tôn giáo của vùng châu thổ sông Hồng. Tiêu biểu phải kể tới lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng ), Đền Cao (Kinh Môn), Đền Tranh (Ninh Giang)… Cùng với những lễ hội dân gian, Hải Dương còn nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát chèo, hát ca trù, hát chầu văn, múa rối nước.

Được biết, trong mấy ngày Tết Quý Mão Văn miếu Mao Điền và Đền Bia - Chùa Giám - Đền Xưa (huyện Cẩm Giàng) đã đón hơn 2.000 lượt du khách đến chiêm bái và dâng hương.

Ngoài ra, hàng nghìn người dân địa phương và du khách cũng đã đến chiêm bái và dâng hương tại các di tích lịch sử, đền, chùa nổi tiếng như chùa Hào Xá, đình Mộ Trạch, đền Chu Văn An, đền Quát, đền Cao, đền Tranh, chùa Thanh Mai, chùa Nhẫm Dương, đền Cao An Phụ...

Trong 5 ngày đầu nghỉ Tết Nguyên đán 2023, hàng nghìn du khách đã đến chiêm bái và dâng hương tại các các khu di tích lịch sử quốc gia, đền, chùa hành hương, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh.

Trong 5 ngày đầu nghỉ Tết Nguyên đán 2023, hàng nghìn du khách đã đến chiêm bái và dâng hương tại các các khu di tích lịch sử quốc gia, đền, chùa hành hương, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh.

Đặc biệt, sau 3 năm chỉ thực hiện các nghi thức truyền thống rút gọn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì năm nay, trong bối cảnh Hải Dương kiểm soát tốt dịch bệnh, Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2023 diễn ra từ ngày 04 - 13/02/2023 sẽ được tổ chức đầy đủ phần lễ, phần hội và dự kiến sẽ đón rất đông du khách thập phương đến du xuân, vãn cảnh.

Lễ hội mùa xuân năm nay sẽ có 2 điểm nhấn. Đó là lễ tưởng niệm 689 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2023) và lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc Linh Từ. Một số nghi lễ sẽ có sự tham gia của các đoàn khách quốc tế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội sẽ có Tuần văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại hội xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023.

Tại các gian hàng sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, nông sản, sản phẩm đặc trưng. Du khách được trải nghiệm các trò chơi dân gian, tham gia làm gốm... Tuần văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại sẽ được tổ chức tại khu trải nghiệm trước cổng tam quan đền thờ Nguyễn Trãi ở khu di tích Côn Sơn.

Tại Lễ hội sẽ có hàng loạt nghi lễ và hoạt động văn hóa như thi gói bánh chưng, giã bánh dày, lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, Tuần văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại, Lễ rước nước, Liên hoan pháo đất, thi đấu vật, cờ tướng, Lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả... Ngoài ra, tại khu di tích Kiếp Bạc sẽ tổ chức dâng hương khai hội mùa xuân, lễ tế và các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã cắm 2.000 lá cờ thần, hồng kỳ; treo hàng trăm đèn lồng, hàng nghìn mét cờ dây... tại các di tích; dựng hệ thống pa nô, phướn tuyên truyền trực quan tại khuôn viên các di tích, các tuyến đường vào di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Nguyễn Trãi, đền Trần Nguyên Đán, hồ Côn Sơn..., chỉnh trang toàn bộ hệ thống biển tuyên truyền trực quan tại hai Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; sửa chữa, lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng và điện màu trang trí tại điểm di tích đảm bảo phục vụ lễ hội. Ban quản lý cũng tuyên tuyền về chương trình lễ hội mùa Xuân, hành trình xây dựng hồ sơ di sản thế giới Quần thể di tích Yên tử- Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc tới du khách.

Đã có trên 3.500 lượt khách đến tham quan Đảo Cò trong dịp Tết Quý Mão

Đã có trên 3.500 lượt khách đến tham quan Đảo Cò trong dịp Tết Quý Mão

...đến kết hợp du lịch tâm linh và trải nghiệm đồng quê

Hải Dương là một trung tâm văn hóa và tâm linh của miền Bắc với nhiều di tích lịch sử bậc nhất ở Việt Nam vẫn còn được gìn giữ. Vùng đất này còn có rất nhiều các lễ hội trong năm hấp dẫn du khách. 

Theo Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện), từ ngày 22-25.1 (tức từ ngày mùng 1-5 Tết), đã có trên 3.500 lượt khách đến tham quan Đảo Cò, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước và tương đương với những dịp Tết khi chưa có dịch.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sẫm – Bí thư huyện Tứ Kỳ: Dù không có nhiều thế mạnh phát triển du lịch như địa phương khác nhưng Tứ Kỳ đã và đang có nhiều cách làm hay, hiệu quả để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Theo ông Sẫm, huyện có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Huyện đã đầu tư tu bổ, tôn tạo cấp thiết 7 di tích được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công trong năm 2022 với tổng kinh phí 18,4 tỷ đồng. Xã Hưng Đạo huy động nguồn xã hội hóa đang tu sửa đình Lạc Dục với kinh phí 15 tỷ đồng.

Du lịch tâm linh kết hợp với trải nghiệm sinh thái tại huyện Tứ Kỳ (ảnh báo Hải Dương)

Du lịch tâm linh kết hợp với trải nghiệm sinh thái tại huyện Tứ Kỳ (ảnh báo Hải Dương)

Để xây dựng Tứ Kỳ trở thành điểm đến hấp dẫn, cần hình thành chuyến du lịch kết nối chuỗi các di tích tâm linh, khu sinh thái. Theo bà Vũ Thị Hà - Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ, Đề án "Xây dựng và phát triển du lịch huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2021-2025" là một đề án mới và khó. Tiến độ triển khai thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. "Thời gian tới, huyện sẽ tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ đặc hữu, tăng cường quảng bá những điểm du lịch hấp dẫn đến người dân, doanh nghiệp.

Theo bà Nguyễn Hương Giang – 50 tuổi du khách Hà Nội chia sẻ: Hải Dương hiện có khá nhiều loại hình du lịch, trong đó, du lịch văn hóa tâm linh là điểm mạnh của địa phương với 4 Khu di tích quốc gia đặc biệt là: Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh), quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (huyện Kinh Môn); Văn Miếu Mao Điền và Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Xưa - chùa Giám - đền Bia (huyện Cẩm Giàng) và một hệ thống các đền thờ Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Khúc Thừa Dụ… cùng nhiều di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh khác.

Đền Tranh - điểm đến tâm linh của tỉnh Hải Dương (báo Hải Dương)

Đền Tranh - điểm đến tâm linh của tỉnh Hải Dương (báo Hải Dương)

Theo bà Giang, hai năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên gia đình tôi không đến đây được. Năm nay, sau khi thắp hương nhớ tổ tiên ông bà, tôi và gia đinh đã đến dâng hương và trải nghiệm một số khu di tích tại tỉnh Hải Dương. Trong đó, có đền Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại Hải Dương là khá lớn nhưng tiềm năng đó chỉ được đánh thức khi có những giải pháp hiệuquả. Nếu có sự hợp tác của cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và người dân địa phương. Tuy nhiên để làm nổi bật được thì cần phải có chiến lược dài.

Theo ông Nguyễn Văn Nam – Giám đốc Công ty du lịch Xanh cho biết: Để tăng hiệu quả của việc khai thác, Hải Dương có thể liên kết phát triển du lịch tâm linh với các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng lân cận trong vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trên cơ sở hợp tác, liên kết, xây dựng tour du lịch kết nối các điểm đến tâm linh Phật giáo, hình thành nên chương trình du lịch tâm linh khu vực.

Hải Dương cũng như các địa phương liên kết cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tâm linh với trải nghiệm đồng quê có như vậy du lịch tâm linh Hải Dương mới níu chân được du khách lưu trú dài ngày.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Du lịch tâm linh hút khách tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676360 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676360 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10