Về Bảo tàng Hải Dương trải nghiệm không gian Tết xưa

Diendandoanhnghiep.vn Tết Nguyên đán Quý Mão này, nhiều người dân Hải Dương, nhất là lớp trẻ cùng du khách nước ngoài tới trải nghiệm “Tết Việt xưa” trong khuôn viên Bảo tàng của tỉnh, kéo dài từ 20/Chạp đến qua Tết.

>>>Hải Dương quyết tâm tháo gỡ khó khăn thu hút dự án lớn

Đến với không gian văn hóa đặc biệt và độc đáo này, mọi người sẽ được tiếp cận với những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về những phong tục tập quán, nghi lễ đón Tết Nguyên đán của người Việt như: Lễ tiễn Táo quân, dựng cây nêu, Lễ tất nhiên, Lễ giao thừa, Lễ trừ tịch, tiễn năm cũ đi đón năm mới về, Lễ hóa vàng…

Những bạn trẻ cùng các cháu thiếu nhi, học sinh thì hào hứng, bị cuốn hút bên các gian bày bán những mặt hàng thiết yếu trong ngày Tết như: gian hàng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống; gian câu đối, chữ thư pháp; gian đồ thờ; gian hàng bánh mứt kẹo, hàng hoa trang trí, hàng nông sản, đồ khô, gia vị và gian hàng đồ thêu may…

Những bạn trẻ cùng các cháu thiếu nhi, học sinh thì hào hứng, bị cuốn hút bên các gian bày bán những mặt hàng thiết yếu trong ngày Tết như: gian hàng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống; gian câu đối, chữ thư pháp; gian đồ thờ; gian hàng bánh mứt kẹo, hàng hoa trang trí, hàng nông sản, đồ khô, gia vị và gian hàng đồ thêu may…

Đến Bảo tàng Hải Dương, các cháu học sinh còn được thưởng thức kỹ thuật, quy trình gói bánh chưng Tết, chế tác các sản phẩm gốm cùng nhiều hoạt động thiết thực khác.

Đến Bảo tàng Hải Dương, các cháu học sinh còn được thưởng thức kỹ thuật, quy trình gói bánh chưng Tết, chế tác các sản phẩm gốm cùng nhiều hoạt động thiết thực khác.

Nhiều người trung niên trở lên, có cả du khách nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản…rất ấn tượng và xúc động trước những hình ảnh về các hoạt động chuẩn bị đón Tết, vui xuân trong mỗi gia đình người Việt, với các không gian đặc sắc như: một góc chợ Tết của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, trong đó có xứ Đông xưa-Hải Dương nay; chợ đình ngày Tết; bàn thờ ngày Tết và không gian bếp Việt…

Nhiều người trung niên trở lên, có cả du khách nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản…rất ấn tượng và xúc động trước những hình ảnh về các hoạt động chuẩn bị đón Tết, vui xuân trong mỗi gia đình người Việt, với các không gian đặc sắc như: một góc chợ Tết của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, trong đó có xứ Đông xưa-Hải Dương nay; chợ đình ngày Tết; bàn thờ ngày Tết và không gian bếp Việt…

Các cháu mẫu giáo cũng được các cô giáo đưa tới thăm bảo tàng

Các cháu mẫu giáo cũng được các cô giáo đưa tới thăm Bảo tàng

Du khách Nhật Bản tới xin chữ tại bảo tàng

Du khách Nhật Bản tới xin chữ tại bảo tàng

Các cháu học sinh chơi trò chơi dân gian tại Bảo tàng

Các cháu học sinh chơi trò chơi dân gian tại Bảo tàng

Nếp nhà xưa

Nếp nhà xưa

Các cháu học sinh chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng

Các cháu học sinh chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng

Đối với người Việt, Tết Nguyên đán không chỉ tính từ thời điểm Giao thừa mà là cả một khoảng thời gian dài từ ngày 23/Chạp năm trước khi ông táo lên chầu trời, cho đến tận mùng 7/Giêng âm lịch với nhiều nghi lễ cùng phong tục tập quán mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nên, Tết Nguyên đán còn có nhiều tên như: Tết cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền…Đây là dịp gia đình, họ hàng, bạn hữu sum họp, đoàn tụ, chia sẻ những vui buồn của năm cũ, cùng chúc nhau một năm mới tốt lành. Thiêng liêng hơn, đây còn là dịp tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính, tri ân đối với tổ tiên, thể hiện qua những nghi lễ trang nghiêm, được bảo tồn qua hàng nghìn năm lịch sử. Mặt khác, Tết Nguyên đán còn mang đến cho tất cả mọi người một sức mạnh tinh thần, đó là sự háo hức đón chờ, sự hy vọng về một tương lai tốt đẹp ở năm mới.

Đối với người Việt, Tết Nguyên đán không chỉ tính từ thời điểm Giao thừa mà là cả một khoảng thời gian dài từ ngày 23/Chạp năm trước khi ông táo lên chầu trời, cho đến tận mùng 7/Giêng âm lịch với nhiều nghi lễ cùng phong tục tập quán mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nên, Tết Nguyên đán còn có nhiều tên như: Tết cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền…Đây là dịp gia đình, họ hàng, bạn hữu sum họp, đoàn tụ, chia sẻ những vui buồn của năm cũ, cùng chúc nhau một năm mới tốt lành. Thiêng liêng hơn, đây còn là dịp tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính, tri ân đối với tổ tiên, thể hiện qua những nghi lễ trang nghiêm, được bảo tồn qua hàng nghìn năm lịch sử. Mặt khác, Tết Nguyên đán còn mang đến cho tất cả mọi người một sức mạnh tinh thần, đó là sự háo hức đón chờ, sự hy vọng về một tương lai tốt đẹp ở năm mới.

Thời kỳ hội nhập, những phong tục của người Việt nói chung và phong tục ngày Tết nói riêng, đã ít nhiều có đổi thay theo cuộc sống hiện đại, nhưng có phong tục, tập quán đẹp đã và đang dần bị mai một hoặc lai căng. Vì vậy, việc phục dựng, trưng bày một không gian văn hóa Tết xưa của Bảo tàng Hải Dương giúp nhân dân và khách tham quan có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm và những nét đẹp văn hóa của dân tộc, qua đó khơi dậy niềm tự hào, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mọi tầng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Về Bảo tàng Hải Dương trải nghiệm không gian Tết xưa tại chuyên mục Phóng sự ảnh của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714260707 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714260707 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10