PVT có duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023?
Báo cáo tài chính cho thấy, lợi nhuận quý 4/2022 của PVT-Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí tăng trưởng nhờ mảng kinh doanh cốt lõi đạt hiệu suất cao.
Doanh nghiệp và cổ phiếu ngành dầu khí: Một chu kỳ mới sắp bắt đầu
Vậy lợi nhuận từ mảng cốt lõi của PVT có tiếp tục duy trì trong năm 2023?
Theo kết quả kinh doanh ghi nhận của PVT, doanh thu quý 4/2022 tăng 17,2% so với cùng kỳ lên 2.439 tỷ đồng nhờ mảng vận tải tăng trưởng tích cực. Doanh thu quý này đến từ đóng góp của các tàu mua mới (tổng công suất tăng 17% trong năm 2022) cũng như giá cước thuê tàu cao hơn. Nhờ giá cước thuê tàu chở dầu tăng cao trên toàn cầu, PVT đã gia hạn các hợp đồng thuê tàu với mức giá tốt hơn, giúp biên lợi nhuận gộp quý 4/2022 tăng 2 lên 18%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng quý này chỉ tăng nhẹ lên 206,8 tỷ đồng do: Chi phí lãi vay tăng 94% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 62%.
Như vậy, cả năm 2022, doanh thu của PVT tăng lên 9.047,5 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng lên 861,2 tỷ đồng nhờ giá cước vận tải tàu chở dầu/nhiên liệu cao hơn, đóng góp của các tàu mua mới (9 tàu các loại) và thu nhập bất thường từ thanh lý tàu chở dầu cũ.
Nhờ việc tích cực trẻ hóa đội tàu trong vài năm qua (đầu tư 15 tàu mới các loại trong năm 2021-2022), PVT đã được hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu vận tải xăng dầu sau đại dịch, đặc biệt là sau khủng hoảng Nga – Ukraine khiến giá cước tàu chở dầu tăng cao trên toàn cầu.
Báo cáo của VNDirect khẳng định sẽ là bệ đỡ để kinh doanh cốt lõi của PVT tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tăng trưởng kép lợi nhuận cốt lõi (không tính đến thu nhập bất thường từ thanh lý tàu cũ) đạt 9,7% trong năm 2023-2025 nhờ: đóng góp của các tàu mua mới (tăng trưởng kép tổng công suất đạt ~6% trong năm 2023-2025), và giá cước thuê tàu chở dầu/nhiên liệu dự kiến tiếp tục neo cao do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đã tái định hình dòng chảy năng lượng toàn cầu. Đối với kết quả kinh doanh báo cáo, VNDirect cho rằng, do không ghi nhận thu nhập bất thường từ thanh lý tàu cũ như năm 2022, kỳ vọng lợi nhuận ròng của PVT sẽ đi ngang trong năm 2023 sau đó đạt tăng trưởng kép là 8,4% trong năm 2024-2025.
PVT là doanh nghiệp vận tải Dầu khí tại Việt Nam, chiếm 100% thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước. Ngoài ra, PVT còn có đội tàu hoạt động rộng trên các tuyến hải trình quốc tế. Giá cước tàu chở dầu dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vận tải Dầu khí. Đáng chú ý, hầu hết đội tàu chở nhiên liệu của PVT (trong tổng số 16 tàu chở nhiên liệu với tổng tải trọng trên 280.000 DWT) đang hoạt động trên các tuyến quốc tế, qua đó có thể hưởng được mức giá cước tốt hơn trong môi trường giá cước thuê tàu chở dầu tăng cao.
Mặc dù đã tích cực giải ngân vốn để trẻ hóa đội tàu trong vài năm qua, PVT vẫn sở hữu tình hình tài chính lành mạnh với vị thế tiền mặt ròng là 821 tỷ đồng và hệ số D/E thấp (tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu) là 0,46 tại thời điểm cuối quý 4/2022. Do đó, VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan đối với PVT với giá mục tiêu không đổi là 26.300 đồng/cp do tác động trái chiều của điều chỉnh tăng nhẹ dự phóng EPS lên 12%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/2 giá cổ phiếu của PVT 19.350 đồng/cp. Bên cạnh động lực tích cực, cần lưu ý rủi ro giảm giá đến từ giá cước thuê tàu thấp hơn kỳ vọng và lãi suất cao hơn dự kiến, do vậy nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc khi mua vào cổ phiếu PVT tại thời điểm này…
Có thể bạn quan tâm