Những phân tích kỹ thuật của Bloomberg cho thấy, tầm ảnh hưởng của năng lượng Nga suy giảm rõ rệt kể từ khi nước này tấn công vũ trang Ukraine.
>>Châu Âu trước cơ hội ngàn vàng "thoát Nga"
Nhìn lại, việc sụp đổ mối quan hệ thương mại năng lượng Nga - châu Âu là một trong những biến cố kinh tế song phương lớn nhất trong lịch sử, không thể đong đếm bằng tiền bạc.
Khí đốt Nga bắt đầu được thương mại hóa ở châu Âu từ năm 1946. Đến thập niên 60, Liên Xô tăng cường khai thác các mỏ lớn ở Tây Siberia, đổ tiền đầu tư hệ thống hạ tầng đường ống dẫn vươn đến phía Tây.
Các nền kinh tế Tây Âu đồng loạt bước vào giai đoạn tái thiết sau chiến tranh thế giới thứ hai, khí đốt và dầu mỏ giá rẻ từ Nga là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thịnh vượng ở “lục địa già”.
Đến giai đoạn của nước Nga, Tổng thống Putin không ngừng nâng cấp quan hệ năng lượng với châu Âu. Đức, Anh, Pháp và Italy cung cấp công nghệ ống dẫn, Nga chỉ việc khai thác.
Cho đến trước khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, châu Âu tiêu thụ 2,5 triệu thùng dầu thô, khoảng 1 triệu thùng dầu mỏ tinh chế/ngày và 155 tỷ mét khối khí mỗi năm, đóng góp từ 40% nguồn thu hàng năm của Nga.
Nhưng quan trọng hơn nữa, năng lượng mang lại cho Moscow vị thế chính trị, ngoại giao rất quan trọng ở châu Âu. Dĩ nhiên, điều đó khiến Washington khó chịu, nhưng Mỹ không đủ tiềm lực cạnh tranh năng lượng với Nga ở châu Âu.
Kremlin rất tự tin với lợi thế trong tay, Mỹ luôn luôn tìm cách khắc chế Nga trên thị trường năng lượng quốc tế. Vì thế, mối quan hệ Mỹ - Nga - OEPC chưa bao giờ yên ả.
Mối quan hệ “trên núi tiền” Nga - châu Âu bắt đầu đổ vỡ từ ngày 24/2/2022 khi Nga nổ súng tấn công Ukraine, kéo theo cơ đồ xuất khẩu năng lượng sang châu Âu ngót 8 thập kỷ xây dựng bỗng chốc về con số 0 chỉ vỏn vẹn trong 365 ngày.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Kinh tế Nga "ngấm đòn" trừng phạt ra sao?
Năng lượng Nga bị một số quốc gia lợi dụng thâu tóm đầu cơ, khiến Nga không còn nhiều ảnh hưởng trên thị trường năng lượng. Khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu chỉ duy trì mức 20% so với trước chiến sự Nga- Ukraine. Hai nguồn còn lại qua đường ống Turkstream Thổ Nhĩ Kỳ và phần rất nhỏ quá cảnh Ukraine đến các nước Đông Âu.
Biểu đồ của Bloomberg chỉ ra, việc châu Âu cấm năng lượng Nga không ảnh hưởng mấy đến thị trường thế giới. Ví du, theo Hãng tin Bloomberg, giá dầu Brent vẫn xoay quanh mốc 85USD/thùng, tương đương trước chiến tranh.
Sản lượng xuất khẩu dầu của Nga giảm sút tới 15 lần so với trước chiến sự Nga- Ukraine, chỉ còn khoảng 100 nghìn thùng/ngày chảy qua đường ống Biển Đen đến Trung Quốc và Ấn Độ.
Ấn Độ nổi lên trở thành khách hàng lớn nhất của Nga khi nhập khẩu khoảng 1/4 trong tổng số, nhưng để bán được hàng thì các công ty Nga phải chiết khấu tới 40%, vì lý do an ninh, an toàn.
Nga bán dầu rẻ cho Ấn Độ, Trung Quốc - những nền kinh tế tiêu thụ năng lượng hóa thạch hàng đầu hiện nay, sẽ làm phật lòng các đối tác thuộc OPEC. Và OPEC nhiều khả năng sẽ nhảy vào cuộc đua giảm giá để giành lại khách hàng. Lúc này, OPEC mới là đối tác có “đầy đủ tính pháp lý” hơn Nga.
Thêm nữa, mùa đông châu Âu năm nay không lạnh giá như dự báo, vô hình dung làm giảm giá trị khí đốt Nga. Mùa xuân gần đến, thời tiết ấm áp, châu Âu tạm thời thoát khỏi khủng hoảng năng lượng.
Một số nước ở châu Phi, Trung Đông dần bắt tay buôn bán năng lượng hóa thạch với châu Âu; một nguồn quan trọng khác chảy ra từ châu Á - nhà buôn thức thời Trung Quốc đang nới hạn ngạch xuất khẩu dầu sang châu Âu.
Năm 2022 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi châu Âu đã sử dụng 22% sản lượng điện gió trong tổng nhu cầu điện, góp phần thúc đẩy xu hướng năng lượng sạch - một mũi tên trúng nhiều đích!
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu trước cơ hội ngàn vàng "thoát Nga"
04:30, 24/01/2023
Mỹ, châu Âu còn “dư địa” nào cấm vận Nga?
04:30, 23/01/2023
Châu Âu biến đổi ra sao sau chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 19/01/2023
Châu Âu vô hiệu hóa "vũ khí" năng lượng Nga
04:00, 17/01/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Thách thức an ninh Châu Âu
04:30, 11/01/2023