Không để khoảng trống pháp lý khi chuyển giao doanh nghiệp về Uỷ ban Quản lý vốn
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu tại Lễ ra mắt Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) chiều 30/9.
Trước đó, chiều ngày 29/9 đã ký Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Vai trò hiệu quả và cạnh tranh
Tham dự Lễ ra mắt Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là yêu cầu cơ bản và là cấu thành quan trọng của kinh tế đất nước trong định hướng kinh tế thị trường. DNNN là sự quan tâm đặc biệt nhiều năm của Đảng, Nhà nước và xã hội, đối với những tồn tại của DNNN tại kinh tế Việt Nam. Thủ tướng khẳng định sự thành bại của DNNN là rất quan trọng.
Người đứng đầu Chính phủ đồng thời khẳng định, sự ra đời của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta đã nhiều lần trao đổi vấn đề này nhưng còn lúng túng.
“Không phải đưa 19 tập đoàn, tổng công ty về Uỷ ban thì vai trò quản lý ngành của các Bộ giảm đi mà ngược lại còn tăng lên. Quy hoạch kế hoạch đổi mới khoa học công nghệ rồi đào tạo nhân lực…là một trong số nhiều việc cần phải làm, các Bộ cần tiếp tục tham gia”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, dư luận đang kỳ vọng lớn vào Ủy ban về đổi mới tư duy, quản lý, đổi mới hình thức hoạt động của DNNN, làm sao cải thiện tạo hiệu quả về hoạt động của DNNN, để DNNN hoạt động hiệu quả, cạnh tranh thành công cả tại thị trường trong nuóc và quốc tế.
“Ở đây nhấn mạnh hiệu quả và cạnh tranh của DNNN. Có Uỷ ban tính hiệu quả và cạnh tranh phải cao hơn nữa”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Bởi, theo Thủ tướng, Uỷ ban được giao quản lý số vốn 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm 2/3 tổng số vốn tài sản tại doanh nghiệp của nền kinh tế. Cùng với đó, những doanh nghiệp thuộc về Uỷ ban là những doanh nghiệp then chốt, trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam trong các lĩnh vực như xăng dầu, lương thực, những ngân hàng thương mại…góp phần điều hành kinh tế vĩ mô.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ ra, đối với Uỷ ban, có 2 con đường: một là, xây dựng một Ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ trong toàn bộ hoạt động của DNNN; hai là, cơ quan hành chính kiểu cũ, hoạt động quan liêu, tạo ra gánh nặng cho hệ thống.
“Hôm nay tôi thay mặt Chính phủ tuyên bố, chúng ta lựa chọn con đường thứ nhất, con đường này khó hơn nhưng chúng ta tin tưởng. Con đường này là xây dựng một Uỷ ban chuyên nghiệp hoạt động hiệu quả, phải là cơ quan thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa trong hoạt động của các thành phần kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Sáu nhiệm vụ của Uỷ ban
Để thành công được trên con đường này, Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban tập trung vào sáu nhiệm vụ.
Thứ nhất, nhanh chóng kiện toàn bộ máy theo tinh thần tinh gọn hiệu quả, xây dựng được mục tiêu, đánh gía hoạt động của từng bộ phận từng cán bộ. Hoàn thiện công cụ quản lý các tập đoàn, tổng công ty được bàn giao. Nâng cao trách nhiệm giải trình của từng cấp của Uỷ ban và của từng doanh nghiệp thuộc uỷ ban.
“Uỷ ban phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ để quản lý các doanh nghiệp theo cuộc cách mạng 4.0, chỉ bằng cách đó Uỷ ban mới tạo điều kiện cho tổng công ty, tập đoàn. Quản lý hiện đại trước hết là ứng dụng công nghệ thông tin”, Thủ tướng nói.
Thứ hai, bổ sung kế hoạch chỉ tiêu hoạt động của từng doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực quản trị, hoạt động của doanh nghiệp theo quốc tế, đặc biệt đẩy mạnh cổ phần hoá.
Thứ ba, thúc đẩy để doanh nghiệp có chỉ tiêu áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất và cạnh tranh. “Từng tập đoàn, tổng công ty phải trở thành hình mẫu về quản trị, hoạt động theo tiêu chí quản trị toàn cầu. nếu chúng ta theo đường cũ thì gía trị gia tăng thấp, do đó nhấn mạnh ứng dụng công nghệ là yêu cầu để nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
"Siêu ủy ban" sẵn sàng tiếp nhận doanh nghiệp từ ngày 1/10/2018
17:21, 30/09/2018
Ra mắt "Siêu ủy ban": Sẽ tách bạch quyền sở hữu với quyền điều hành chính sách
11:58, 30/09/2018
“Siêu ủy ban” quản lý vốn nhà nước như thế nào?
06:16, 21/09/2018
"Siêu ủy ban" quản lý 5 triệu tỷ đồng sẽ hoạt động từ tháng 10 tới
00:59, 05/09/2018
Thứ tư, tăng cường công khai minh bạch hoạt động của doanh nghiệp, tránh thất thoát. “Tôi nói với anh Hoàng Anh nhiều lần, phải tránh việc “sân trước, sân sau” gây thất thoát. Bởi hiện hiệu quả của DNNN là lớn nhưng thất thoát cũng không hề nhỏ.
Thứ năm, đề xuất nghiên cứu chính sách đầu tư phát triển và quản lý, hướng phát triển đi liền quản lý. “Tăng cường quản lý nhưng không phát triển có hiệu quả thì sao quản lý được. Không thể có Uỷ ban mà không phát triển, ở đây có nhiều tập đoàn nhà nước hoạt động kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, có những tập đoàn tăng trg 30%. Phát triển phải đi liền quản lý là yêu cầu” Thủ tướng nói.
Thứ sáu, phối hợp với bộ ngành trong lộ trình chuyển giao quản lý 19 tập đoàn được chuyển giao về Uỷ ban.
“Cần đánh gía thêm công tác đã làm được gì góp phần tăg trưởng, giải quyết việc làm và hiệu quả đóng góp ngân sách, vun đắp môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế. Bài oán khó ở đó. Sự khác biệt này là yêu cầu với uỷ ban tính toán làm sao cho xứng với kỳ vọng”, Thủ tướng kết luận.