Ngành du lịch thất thu 23 tỷ USD trong năm 2020

LINH NGA 09/11/2020 16:48

rả lời chất vấn về chiến lược phát triển ngành du lịch, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đưa ra một số con số cụ thể.

Trả lời đại biểu về chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, năm 2019 Việt Nam đón 19 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu khách nội địa, tổng thu 35 tỷ USD. 

"Như vậy, so với chỉ tiêu mà Bộ Chính trị đặt ra, ngành du lịch đã cơ bản đạt được. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam năm 2017 tăng 12 bậc so với năm 2015, năm 2019 tăng 4 bậc so với 2017 và cũng đạt được nhiều giải thường trong nước và quốc tế”, ông nói.

dfs

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch dự kiến thất thu 23 tỷ USD, số lượng khác quốc tế giảm 80%.

Năm 2019, Việt Nam có hơn 30.000 cơ sở lưu trú, năng lực cạnh tranh du lịch tăng 12 bậc so với năm 2015, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Du lịch Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 khu vực và tốp 10 nước phát triển du lịch nhanh nhất châu Á.

Tuy nhiên, ông Thiện cho biết, năm 2020, du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD, khi khách quốc tế giảm hơn 80%, trong nước giảm 50%. "Đây là năm vô cùng khó khăn với du lịch thế giới và Việt Nam", ông nói.

Về giải pháp phát triển du lịch, ông Thiện nói cần tập trung phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng hàng không; tăng cường quảng bá, xúc tiến; đổi mới chính sách visa; tái cơ cấu ngành du lịch; tăng cường quản lý điểm đến...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại. Để bảo vệ người dân, cộng đồng, đồng nghĩa với đó, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi kinh tế để an toàn. Tính ra, khi Việt Nam chưa mở cửa trở lại cho khách quốc tế, mỗi ngày ngành du lịch thất thu 3,75 triệu USD, tương đương 156.250 USD mỗi giờ.

Thông tin do Tổng cục Thống kê công bố, tính đến ngày 29/10 Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 10/2020 ước tính tăng 7,6% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 99,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện toàn ngành Du lịch đang nỗ lực, tích cực thực hiện các biện pháp kích cầu nhằm “vực dậy” du lịch nước nhà sau “cú đấm bồi” ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chủ đề đợt kích cầu lần 2 là “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, các doanh nghiệp ưu tiên việc đảm bảo an toàn cho du khách, đồng thời “tung ra” các gói sản phẩm hấp dẫn cả về giá cả, dịch vụ và điểm đến.

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cho ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” trên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội; điện thoại thông minh. Ứng dụng là sản phẩm quan trọng nhằm góp phần triển khai có hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020; giúp du khách dễ dàng tra cứu mức độ an toàn tại điểm đến, cập nhật bản đồ số để biết cảnh báo an toàn, tìm kiếm thông tin về các dịch vụ nhà hàng, khách sạn...

Có thể bạn quan tâm

  • Vietjet đồng hành cùng chương trình du lịch thực tế 4.0 đầu tiên tại Việt Nam 

    Vietjet đồng hành cùng chương trình du lịch thực tế 4.0 đầu tiên tại Việt Nam 

    10:31, 09/11/2020

  • Lạng Sơn: Đảm bảo môi trường đầu tư và môi trường xã hội tốt để phát triển du lịch

    Lạng Sơn: Đảm bảo môi trường đầu tư và môi trường xã hội tốt để phát triển du lịch

    10:11, 06/11/2020

  • Vũng Tàu: Khu du lịch không phép ngang nhiên tồn tại gần 20 năm

    Vũng Tàu: Khu du lịch không phép ngang nhiên tồn tại gần 20 năm

    07:30, 05/11/2020

  • Khởi nghiệp thành công nhờ du lịch cộng đồng

    Khởi nghiệp thành công nhờ du lịch cộng đồng

    04:23, 05/11/2020

  • Doanh nghiệp vận tải, du lịch kiệt quệ vì COVID-19

    Doanh nghiệp vận tải, du lịch kiệt quệ vì COVID-19

    05:30, 02/11/2020

  • Gói kích thích kinh tế lần 2: Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ cho hàng không, du lịch

    Gói kích thích kinh tế lần 2: Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ cho hàng không, du lịch

    02:00, 02/11/2020

LINH NGA